Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 70)

Bảng 3.5 Kết quả hồi quy mơ hình Probit

Biến Hệ số góc (dF/dx) Giá trị Z Giá trị P

Namhoatdong 0,066568 2,81 0,005*** Nganh 0,267687 1,87 0,062* Kinhnghiem -0,074180 -2,42 0,015 Quymo 0,259299 2,24 0,025** Doanhthu 0,362434 1,96 0,050** Thkhoan -9,643855 -5,56 0,000*** Mucdich 0,241807 1,69 0,091* Tổng số quan sát 207

Giá trị log của hàm gần đúng -34,026

Giá trị kiểm định của Chi bình phương 196,83

Hệ số xác định R2 (%) 74,31

Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%,

*** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.

[Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả]

3.4.1. Các kiểm định cần thiết

 Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mơ hình

Giả thiết H0: Các biến đưa vào mơ hình khơng có mối quan hệ với nhau

H1: Các biến đưa vào mơ hình có mối quan hệ với nhau

Dùng kiểm định Spearman về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:

Pearson chi2(199) = 126,45

Khả năng xác suất > chi2 = 1,0000 Giá trị tra bảng χ2

= 126,45 > 1,0000 (giá trị tính được)

 Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mơ hình khơng có quan hệ với nhau. Do đó, các biến đưa vào mơ hình là phù hợp.

 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Mức độ dự báo đúng của mơ hình đạt 94,69% được trình bày trong phần phụ lục. Mơ hình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng của biến

phụ thuộc sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mơ hình là 94,69%.

Hệ số xác định R2

= 74,31% cho biết phần biến thiên của việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng được giải thích bởi 74,31% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mơ hình, 25,69% cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mơ hình.

 Kiểm định từng tham số βi đưa vào mơ hình

Giả thiết H0: βi = 0 Biến đưa vào mơ hình khơng ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

H1: βi ≠ 0 Biến đưa vào mơ hình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn

tín dụng ngân hàng của DNNVV

Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phục thuộc là ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Theo kết quả mơ hình hồi quy, trong tổng số 7 biến đưa vào mơ hình thì tất cả các biến đều có hệ số ước lượng khác 0 và hệ số góc khác 0. Các biến này đều có ý nghĩa trong mơ hình.

Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa từ 10% đến 1% có 6 biến được chọn có ý nghĩa trong mơ hình là namhoatdong (Số năm hoạt động của DNNVV), nganh (Ngành nghề kinh doanh của DNNVV), quymo (Quy mô tổng tài sản của DNNVV), doanhthu (Giá trị doanh thu của DNNVV), thkhoan (Độ thanh khoản) và mucdich (Mục đích vay vốn của DNNVV).

3.4.2. Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mơ hình

- Namhoatdong: Số năm hoạt động của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn

vị tính là năm, hệ số ước lượng của biến này là 0,066568. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này là đúng với thực tế

của doanh nghiệp càng nhiều thì doanh nghiệp càng có kinh nghiệm kinh doanh, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều uy tín trong giao dịch. Vì thế số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng dễ dàng trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

- Nganh: Ngành nghề kinh doanh của DNNVV. Đây là biến giả có hệ số góc là

0,267687. Dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này cho thấy các DNNVV kinh doanh trong ngành thương mại dịch vụ dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng hơn so với doanh nghiệp ở ngành kinh doanh khác.

- Quymo: Quy mô tổng tài sản của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn vị

tính là triệu đồng. Khi đưa vào mơ hình phân tích, tác giả chuyển giá trị quy mơ sang log để giảm bớt sự chênh lệch giá trị giữa các mẫu điều tra. Hệ số ước lượng của biến này là 0,259299. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy các DNNVV có quy mơ tổng tài sản càng lớn càng dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Doanhthu: Giá trị doanh thu của DNNVV. Đây là biến định lượng với đơn vị

tính là triệu đồng. Khi đưa vào mơ hình phân tích, tác giả chuyển giá trị quy mơ sang log để giảm bớt sự chênh lệch giá trị giữa các mẫu điều tra. Hệ số ước lượng của biến này là 0,362434. Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, dấu hệ số phù hợp với dấu kỳ vọng. Điều này cho thấy các DNNVV có doanh thu càng lớn càng dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng

- Thkhoan: Độ thanh khoản. Hệ số ước lượng của biến này là -9,643855, dấu hệ

số phù hợp với dấu kỳ vọng và biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cơng ty có chỉ số độ thanh khoản càng cao, chứng tỏ nguồn tiền của họ là khá lớn so với tổng tài sản. Vì vậy, cơng ty dễ dàng rút tiền ra khỏi hoạt động kinh doanh của mình, điều này khiến cho các ngân hàng nghĩ rằng công ty đang chuyển những rủi ro trong kinh doanh cho ngân hàng, và điều tất nhiên sẽ gây tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Từ kết quả

nghiên cứu, cứ 1% độ thanh khoản tăng lên sẽ tác động giảm 10% khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

- Mucdich: Mục đích vay vốn. Hệ số ước lượng của biến này là 0,241807, dấu hệ

số phù hợp với dấu kỳ vọng và biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Từ kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn là vay vốn để phục vụ cho các mục đích khác như đầu tư tài sản cố định chẳng hạn. Qua mơ hình nghiên cứu, biến Y là một biến nhị phân cho biết khi nào xảy ra hoặc không xảy ra một sự kiện và sự kiện ở đây là doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng hay khơng.

Xét về 6 biến số có ý nghĩa trong mơ hình là Số năm hoạt động của DNNVV, Ngành nghề kinh doanh, Quy mô tổng tài sản, Doanh thu, Độ thanh khoản và Mục đích vay vốn của DNNVV, các biến này càng lớn thì xác suất xảy ra sự kiện tức là Y càng lớn. Hay nói khác đi, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh, ngành nghề thương mại dịch vụ, quy mô tổng tài sản cao, tình hình tài chính của doanh nghiệp có độ thanh khoản thấp, phát sinh nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những nội dung trình bày và phân tích ở chương 3 với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số kết luận sau:

1/ Bài nghiên cứu đã dùng phương pháp nghiên cứu sơ bộ thông qua việc thảo luận với các nhà lãnh đạo để đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.

2/ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ dự báo đúng của mơ hình là hơn 93%. Đồng thời cũng xác định được 6 biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV với mức ý nghĩa từ 1% đến 10% là: namhoatdong (Số năm hoạt động của DNNVV), nganh (Ngành nghề kinh doanh của DNNVV), quymo (Quy mô tổng tài sản của DNNVV), doanhthu (Giá trị doanh thu của DNNVV), thkhoan (Độ thanh khoản) và mucdich (Mục đích vay vốn của DNNVV). 3/ Thơng qua việc nhận định được 6 nhân tố đề cập ở trên là cơ sở khoa học để đưa ra các kiến nghị thuyết phục ở chương 4 tiếp theo.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Kết luận

Thơng qua kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, các chính sách và quy định của Nhà nước về khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV sẽ được tập trung để giúp DNNVV sử dụng và thúc đẩy khả năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng đầu tư và phát triển các hoạt động kinh doanh. Trong đó, định hướng phát triển DNNVV của thành phố Hồ Chí Minh là để hỗ trợ và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNNVV của thành phố Hồ Chí Minh phát triển, từng bước cải thiện một cách bền vững khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực trạng hiện nay, các DNNVV đang rất thiếu vốn, thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng làm gia tăng nhu cầu vốn của DNNVV. Do vậy, để các DNNVV phát huy tốt vai trị của mình thì việc Nhà nước ta có những định hướng và chính sách mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm hỗ trợ cho các DNNVV Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nó riêng là điều hết sức cần thiết.

Nắm bắt được thực trạng này, trên cơ sở những cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng, về DNNVV và những đề tài nghiên cứu của các cơng trình khoa học trước đây, tác giả đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của đối tượng nghiên cứu và nhận ra nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cịn rất nhiều nhưng khơng được đáp ứng, có thể do những khó khăn từ bản chất đặc thù của các DNNVV hay do chính sách, định hướng, quy trình sản phẩm tín dụng ngân hàng gây cản trở việc tiếp cận vốn này.

Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm thông qua khảo sát các DNNVV có giao dịch với các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đánh giá đối tượng nghiên cứu có được vay vốn ngân hàng hay không? Đối tượng được vay vốn có đặc điểm gì và đối tượng khơng vay vốn có đặc điểm gì? (“đặc điểm” ở đây bao hàm cả những đặc điểm về pháp lý, về tài chính và cả nhu cầu vốn). Kết quả nghiên cứu đã được trình bày khá đầy đủ ở chương 3, cụ thể giả thiết ban đầu đặt ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV bao gồm: namhoatdong (Số năm hoạt động của DNNVV), nganh (Ngành nghề kinh doanh của DNNVV), kinhnghiem (Số năm kinh nghiệm trong ngành của chủ doanh nghiệp), quymo (Quy mô tổng tài sản của DNNVV), doanhthu (Giá trị doanh thu của DNNVV), thkhoan (Độ thanh khoản) và mucdich (Mục đích vay vốn của DNNVV). Tuy nhiên, bằng việc thiết lập bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát chính thức và phân tích STATA với mơ hình định lượng Probit cho kết quả sau cùng có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với mức ý nghĩa từ 1% đến 10% là namhoatdong, nganh, quymo, doanhthu, thkhoan và mucdich. Thông tin diễn giải của kết quả nghiên cứu như sau:

- DNNVV có số năm hoạt động trong ngành càng nhiều thì càng tiếp cận

vốn tín dụng ngân hàng tốt hơn.

- DNNVV kinh doanh ngành thương mại dịch vụ thì tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng tốt hơn.

- DNNVV có quy mơ càng lớn thì càng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tốt

hơn.

- DNNVV có doanh thu càng lớn thì càng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

tốt hơn.

- DNNVV có thanh khoản càng cao thì càng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khó hơn.

- DNNVV có mục đích vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động thì tiếp cận

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu trước đây, các biến có ý nghĩa thống kê mà tác giả đã phân tích đều phản ánh nội dung phù hợp với các mơ hình nghiên cứu trước, ngoại trừ biến kinhnghiem (Số năm kinh nghiệm trong ngành của chủ doanh nghiệp) là có ý nghĩa thống kê nhưng dấu hệ số không phù hợp với kỳ vọng.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp về cả lý thuyết lẫn thực tiễn trong việc nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng cụ thể như sau:

 Về mặt lý thuyết

- Tác giả đã tổng quan và tóm tắt các cơng trình nghiên cứu trước đây về việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV. Điều này bao gồm việc tổng hợp lý thuyết về DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thảo luận vai trị của thơng tin bất cân xứng với khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Kết quả của nghiên cứu đã tìm ra mơ hình phù hợp cho việc đánh giá khả năng

tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV của thành phố Hồ Chí Minh, đó là mơ hình hồi quy Probit. Điều này đã đóng góp một phần lý thuyết có giá trị để hồn thiện khung phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Việt Nam.

 Về mặt thực tiễn

- Bài nghiên cứu đã cung cấp một số thơng tin thực tiễn về tình hình kinh tế xã

hội, các DNNVV, hệ thống NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV.

- Vận dụng kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây tại các quốc gia, vùng

lãnh thổ trên thế giới, tác giả vận dụng vào nghiên cứu tại thị trường Việt Nam mà cụ thể là khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả hồn tồn phù hợp với các cơng trình nghiên cứu trước đây (ngoại trừ một biến kinhnghiem là không phù hợp), điều này cho thấy mơ hình mà các tác giả - nhóm Edmore Mahembe; Ricardo N. Bebczuk; Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan và Kagiso Mangadi - có thể vận dụng phù hợp tại Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu hàm ý nhiều vấn đề về hướng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các nhà lãnh đạo DNNVV. Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát các DNNVV, tác giả cũng đã tìm ra hướng phát triển tín dụng DNNVV cho hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thơng tin cụ thể sẽ được trình bày trong phần khuyến nghị bên dưới.

4.2. Một số khuyến nghị

4.2.1. Một số khuyến nghị đối với các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Minh

4.2.1.1. Hồn thiện hoạt động tín dụng DNNVV hiện tại

Hiện tại, tỷ trọng cho vay của các NHTM Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản của họ nên nguồn thu chủ yếu của các NHTM vẫn là từ tín dụng. Thế nhưng khoản mục này là khoản mục hàm chứa nhiều rủi ro nhất và ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dựa trên thực trạng của hệ thống NHTM hiện nay, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác tín dụng DNNVV tại các NHTMCP như sau:

 Xây dựng, rà soát danh mục khách hàng đặc biệt là DNNVV dựa trên

thế mạnh thực sự của mình để cấp và quản lý tín dụng DNNVV một cách tốt nhất.

 Xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)