Cơng trình nghiên cứu của nhóm Edmore Mahembe

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 34)

1.3. Đánh giá các nghiên cứu trƣớc đây

1.3.1. Cơng trình nghiên cứu của nhóm Edmore Mahembe

Tháng 12/2011, nhằm chuẩn bị cho chương trình điều chỉnh tín dụng quốc gia, các chun gia tư vấn nghiên cứu mà người quản lý và nghiên cứu chính của dự án là Edmore Mahembe đã tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và hỗ trợ của các DNNVV ở Nam Phi. Trong đó, tác giả có đề cập những đặc điểm cụ thể của DNNVV (cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV ở Nam Phi cụ thể như sau:

Những nhân tố bên trong

1. Quy mô của DNNVV 2. Nhu cầu vay vốn

3. Tỷ lệ thành công/từ chối vay

4. Kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp 5. Quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp 6. Khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng 7. Thủ tục pháp lý

8. Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Những nhân tố bên ngoài 9. Hệ thống pháp luật không hiệu quả

10. Tội phạm và tham nhũng

[Nguồn: Edmore Mahembe et al., 2011]

 Những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng

(1) Quy mơ của DNNVV

Trên thế giới, những DNNVV có ít khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hơn những doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn, Nam Phi cũng không ngoại lệ. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, chỉ 59% DNNVV được tiếp cận các sản phẩm tín dụng ngân hàng so với con số 82% của các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp siêu nhỏ thì ít có khả năng lập báo cáo tài chính, ít có tài khoản ngân hàng và ít có khả năng tiếp cận các sản phẩm tín dụng ngân hàng (như vay nợ, thấu chi hoặc hạn mức tín dụng) là một trong ba trở ngại chính đối với sự phát triển của họ. Trong khi đó, những doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn thì dễ dàng tiếp cận hơn

(Mengistae et al.,2010).

Liên quan đến quy mô của doanh nghiệp, các DNNVV có khuynh hướng tìm kiếm nguồn tài chính phù hợp với nhu cầu của họ. Những chi phí liên quan đến việc đánh giá và giám sát tín dụng của một khoản vay hoặc khoản đầu tư khiến nó khơng tương xứng với lợi ích thu được từ việc cung cấp nguồn vốn cho DNNVV (Falkena

et al.,2004). Tuy nhiên, ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD - Organisation for Economic Cooperation and Development), ngân hàng nhận thức được việc cung cấp tài chính cho DNNVV là một kênh kinh doanh hấp dẫn, do đó họ đã phát triển một cơ chế giám sát hiệu quả cho việc kinh doanh này

(OECD,2006).

(2) Nhu cầu vay vốn:

Dựa trên nhu cầu vay vốn, các DNNVV ít có khả năng xin cấp một khoản vay từ ngân hàng, bởi vì tỷ lệ từ chối đối với các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 17% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 7% đối với doanh nghiệp nhỏ và 4% đối với doanh nghiệp vừa. Những doanh nghiệp này cũng thường nói “khơng cần vay vốn ngân hàng” như là một lý do cho việc không nộp đơn xin vay của mình (tỷ lệ của phản ứng này lần lượt là 46% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 52% đối với doanh nghiệp nhỏ và 72% đối với doanh nghiệp vừa). Hơn thế nữa, những DNNVV cho rằng thủ tục xin vay vốn ngân hàng quá phức tạp (tỷ lệ của phản ứng này lần lượt là

18% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 14% đối với doanh nghiệp nhỏ và 6% đối với doanh nghiệp vừa) (Mengistae et al.,2010).

Tương tự, một nghiên cứu của Chimucheka và Rungani (2011) tìm thấy rằng 28% DNNVV ở Nam Phi chưa bao giờ nộp đơn xin vay vốn từ ngân hàng. Lý do chính là vì họ khơng biết những thủ tục vay vốn (53%), không biết đến nguồn vốn tín dụng sẵn có ở ngân hàng (23%), lãi suất thì cao (7%). Trong đó, 17% là tỷ lệ cho thấy họ không đủ vốn để bắt đầu và vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong các trường hợp xin vay vốn, có đến 25% trường hợp ngân hàng khơng phản hồi yêu cầu vay vốn của họ.

(3) Tỷ lệ thành công/từ chối vay

Qua khảo sát của tác giả, hơn 84,4% DNNVV nộp đơn xin vay vốn ngân hàng nhưng chỉ 25% là nộp thành cơng. Khi phân tích sâu hơn, trong 25% trường hợp thành cơng đó, 85% những doanh nghiệp xin vay được ngân hàng chấp nhận tài trợ nhưng chỉ 18% là vay được vốn từ ngân hàng. Lý do chính của việc này là vì các DNNVV khơng đáp ứng được của điều kiện của một khoản vay từ ngân hàng.

Nghiên cứu của Chimucheka va Rungani (2011) đã đi sâu hơn trong việc nghiên cứu lý do không thành công của những chương trình tín dụng cho các DNNVV ở Nam Phi. Những lý do đó là thiếu tài sản đảm bảo (37%), thiếu phần vốn đầu tư của DNNVV (17%), kế hoạch kinh doanh kém (7%) hoặc thậm chí khơng có kế hoạch kinh doanh. Một kết q có thể so sánh trong một khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008 đó là 31% doanh nghiệp siêu nhỏ và 39% doanh nghiệp nhỏ khơng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng vì thiếu tài sản thế chấp.

Coco (2009) chỉ ra rằng tài sản thế chấp giúp giảm thiểu sự mất cân đối thông tin và các vấn đề rủi ro đạo đức giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tài sản thế chấp có thể thuộc sở hữu của các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp khơng trả được nợ, do đó nâng cao khả năng bảo vệ cho chủ nợ.

Theo cùng một nghiên cứu, 10% doanh nghiệp chỉ ra rằng lịch sử giao dịch tín dụng là một lý do của việc từ chối đơn xin vay vốn của họ, một dấu hiệu từ trung

tâm thơng tin tín dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xin vay vốn của họ do lịch sử tín dụng xấu của doanh nghiệp.

(4) Kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp

Theo lẽ thường, một ngân hàng thường thích những chủ doanh nghiệp có kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh. Nghiên cứu của Shane và Stuart (2002), Rudez và Mihalic (2007) đã đưa ra mối liên hệ giữa năng lực quản lý với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập. Năng lực quản lý của những người chủ doanh nghiệp mới thành lập càng cao thì khả năng tồn tại và sống xót của doanh nghiệp mới càng cao, và họ càng có khả năng thành cơng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

(5) Quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, những người chủ doanh nghiệp ở Châu Phi có xu hướng dùng nguồn tài chính của ngân hàng cung cấp để bổ sung vốn lưu động. Truyền thống kinh doanh của các DNNVV ở Nam Phi là họ khơng tích lũy vốn, vì vậy cả nguồn vốn sở hữu và tài sản cố định – cái mà có thẻ cung cấp nhầm đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng – thì tương đối hiếm (Falkena

et. Al., 2004). Họ thường báo cáo là cần nguồn vốn lớn cho hoạt động kinh doanh

nhưng lại không tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng vì quan điểm của chính những người chủ doanh nghiệp này.

(6) Khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng

Theo Falkena et. Al., các DNNVV thường cung cấp những thông tin không đáng tin cậy (ngoại trừ những thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng). Một khi doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng, họ phải đối mặt với vấn đề cung cấp thơng tin về tình hình tài chính và những nhân tố rủi ro có thể xảy ra của chính doanh nghiệp mình.

Ngân hàng sử dụng những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán triển vọng tương lai để làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng. Thơng tin đáng tin cậy của doanh nghiệp sẽ làm giảm sự sai lệch do bất cân xứng thông tin. Nếu doanh nghiệp đã trải qua thời gian

phát triển và có những bước kinh doanh đúng đắn trong kế hoạch kinh doanh tồn diện của mình, có giải pháp giảm rủi ro thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ tăng lên.

(7) Thủ tục pháp lý

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2008, chỉ 80 trong tổng số 120 DNNVV được khảo sát là có pháp lý hịan chỉnh. Liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm tín dụng ngân hàng, khơng một doanh nghiệp nào có pháp lý khơng hồn chỉnh được sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng mặc dù có đến 13% những doanh nghiệp này nộp đơn xin vay tại các ngân hàng.

(8) Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng nhiều thì chủ doanh nghiệp càng có tài kinh doanh, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong cơng ty. Vì thế kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu thì các chủ doanh nghiệp trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh nghiệm.

(9) Hệ thống pháp luật không hiệu quả

Thị trường khơng hồn hảo do hệ thống pháp luật khơng hiệu quả có thể hạn chế khả năng các DNNVV tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Điều này xảy ra khi các nhà cung cấp tài chính khơng có khả năng thu hồi được vốn của họ một cách kịp thời khi doanh nghiệp vay khơng có khả năng trả nợ, hoặc nếu có thể, nhà cung cấp tài chính phải chờ đợi một khoảng thời gian xử lý khá lâu.

Chính vì vậy, các DNNVV ở các nước có hệ thống pháp luật hiệu quả hơn sẽ có thể nhận được tài trợ vốn từ bên ngồi hơn các doanh nghiệp trong nước có hệ thống pháp lý kém hiệu quả hơn.

(10) Tội phạm và tham nhũng

Tội phạm và tham nhũng ở Nam Phi ở mức độ cao đã gây hạn chế việc đầu tư cũng như tài trợ vốn của ngân hàng. Ngân hàng Thế Giới đã nhận định tỷ lệ tội

phạm ở Nam Phi là tương đối cao so với mứ độ phát triển của những quốc gia khu vực này. Do đó, các chủ DNNVV ít có khả năng muốn tăng mức độ đầu tư để phát triển kinh doanh và điều này cũng khiến họ không muốn nộp đơn xin vay vốn ngân hàng.

Phương pháp áp dụng cho nghiên cứu này là đánh giá tài liệu. Phương pháp nghiên cứu cụ thể được minh họa dưới đây:

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của nhóm Edmore Mahembe

[Nguồn: Edmore Mahembe et al., 2011]

Kết quả của bài nghiên cứu nhằm hướng đến hai mục tiêu: (1) nhận ra được nhu cầu cung cấp tài chính của các DNNVV và (2) tìm giải pháp hỗ trợ nhu cầu cung cấp tài chính của DNNVV trên cả hai mặt “quantity” (phải đáp ứng đủ vốn) và “quanlity” (nguồn vốn phải phát huy đúng hiệu quả của nó).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)