Kiến nghị khác đối với cơ quan có thẩm quyền khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 92 - 102)

4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền

4.3.3. Kiến nghị khác đối với cơ quan có thẩm quyền khác

4.3.3.1. Tạo môi trường kinh tế ổn định, mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế

Mơi trường kinh tế đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển cho các doanh nghiệp. Nếu môi trường vĩ mô khơng ổn định thì các doanh nghiệp khơng thể hoạt động có hiệu quả. Chính vì thế, Nhà nước cần tạo ra mơi trường kinh tế ổn định trong đó có các chính sách, thể chế tài chính nhằm quản lý vĩ mơ nền kinh tế thị trường, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy chu chuyển và giao lưu mở rộng các nguồn lực trong và ngoài nước.

4.3.3.2. Phát triển và nâng cao hiệu quả của Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng chiến lược phát triển Quỹ BLTD dài hạn:

Việc xây dựng chiến lược cần tập trung và các nguyên tắc và mục tiêu:

 Phù hợp với định hướng và chính sách phát triển DNNVV

 Thể hiện nội dung toàn diện về các mặt hoạt động, các nguồn lực để

triển khai thực hiện chiến lược

 Phát huy lợi thế của Quỹ BLTD là một tổ chức tài chính do Nhà nước

thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng qua bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

 Tận dụng các cơ hội phát triển, những thuận lợi về chính sách cũng

như hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động.

 Định hướng chiến lược tập trung đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV phù hợp với đề án cơ cấu lại hoạt động các TCTD nhằm tạo nền tảng thúc đẩy cho các DNNVV vay vốn phục vụ kinh doanh.

- Đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩm hỗ trợ cho các DNNVV:

Nhà nước có quy định cho phép các Quỹ BLTD thực hiện đa dạng các loại bảo lãnh như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh đối ứng và xác nhận

bảo lãnh. Đây là những loại bảo lãnh đang có nhu cầu rất lớn tại nhiều DNNVV, điều này sẽ tạo điều kiện cho Quỹ BLTD tăng cường vai trò trong hoạt động bảo lãnh.

- Mở rộng đối tượng bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV:

Cần bao quát hết ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh với điều kiện doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

4.3.3.3. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam

Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đồn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của cộng đồng Châu Âu, Quỹ phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development)… thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNNVV.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các NHTMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lãi suất ưu đãi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Toàn bộ nội dung chương 4 đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích một số nội dung bao gồm:

1/ Tổng kết nội dung nghiên cứu nhằm đánh giá những kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu.

2/ Đưa ra các khuyến nghị đối với các NHTM, đối với các DNNVV, đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức hiệp hội và các cơ quan có thẩm quyền khác. Các khuyến nghị được đề cập rất chi tiết là những nội dung mà các NHTM và các DNNVV cần lưu ý để từ đó dựa vào điều kiện kinh doanh cụ thể của mình mà lựa chọn các khuyến nghị hoặc kết hợp các khuyến nghị để vận dụng một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua nội dung nghiên cứu tồn bộ luận văn, có thể khẳng định rằng các DNNVV rất nhiều tiềm năng phát triển và mang lại nguồn lực khá lớn cho tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của các DNNVV được thể hiện trên nhiều mặt và hiện diện ở hầu hết tất các các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đạt được những kết quả như thế, bên cạnh sự nỗ lực và phấn đấu khơng ngừng của các DNNVV, cịn phải nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan chứng năng và hiệp hội ngành nghề doanh nghiệp. Song bên cạnh đó, các DNNVV cũng đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm và nếu khơng kịp cải thiện thì nó sẽ trở thành thách thức lớn đối với sự tồn tại của khu vực các DNNVV. Yếu điểm lớn nhất của khu vực doanh nghiệp này là vấn đề thiếu hụt về vốn kinh doanh.

Với mục đích xây dựng cơ sở khoa học nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã hướng trọng tâm vào các nội dung sau:

- Tổng kết các lý thuyết về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, về

đặc điểm và hoạt động của ngân hàng thương mại và các DNNVV

- Kiểm định mơ hình về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các

DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Vận dụng kết quả nghiên cứu định lượng kết hợp với phân tích thực trạng, tác giả thực hiện đề xuất các kiến nghị nhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV đặc biệt là khó khăn về vốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước, Báo cáo thường niên của các Ngân

hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ tài chính, website: http://www.mof.gov.vn/.

3. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, website:

http://www.pso/hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/.

4. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, website: http://www.vnba.org.vn/

5. Hồ Thiên Thanh và TS.Nguyễn Chí Đức, 2012. Vấn đề tài sản đảm bảo tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 6 (16), trang 46-49.

6. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Trọng Hồi, 2005. Thơng tin bất

cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Chương trình giảng dạy kinh tế

Fulbright.

7. IDG Vietnam, 2013. Xu hướng phát triển của Ngân hàng Việt Nam năm 2013.

Hội thảo – triển lãm Banking Vietnam 2013. Hà Nội, 16/04/2013. IDG Vietnam.

8. Luật số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội ban hành Luật

doanh nghiệp.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, website: http://www.bidv.com.vn/.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, website: http://www/sbv.gov.vn/

11. Ngân hàng TMCP Á Châu, website: http://www.acb.com.vn/.

12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, website: http://www.vietinbank.vn/.

13. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, website:

http://www.techcombank.com.vn/.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, website:

http://www.vetcombank.com.vn/.

16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, website:

http://www.sacombank.com.vn/.

17. Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, website: http://www.eximbank.com.vn/.

18. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, website: http://www.vpb.com.vn/.

19. Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ

giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

20. Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 05 năm 2010, Về việc

triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

21. Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

TPHCM: Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.

22. Nguyễn Khánh Duy, 2010. Khai thác dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt

Nam (VHLSS) để làm đề tài nghiên cứu – sử dụng phần mềm Stata. Chương

trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

23. Nguyễn Đình Chương, 2006. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. Luận văn thác sĩ kinh tế. Trường Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà Xuất

Bản Thống Kê.

25. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, website:

http://dpi.hochiminhcity.gov.vn.

26. Tổng cục Thống kê (2009 - 2013), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều

tra. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

27. Trương Văn Khánh, 2013. Hiệu quả hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học

28. Võ Đức Tồn, 2012. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân

hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ

kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Vũ Văn Thực, 2013. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 10 (20), trang 17-21.

 Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Dean Karlan and Jonathan Zinman, 2009. Expanding Microenterprise Credit

Access: Using Randomized Supply Decisions to Estimate the Impacts in Manila.

2. Edmore Mahembe et al., 2011. Literature Review on Small and Medium

Enterprises’ Access to Credit and Support in South Africa.

3. Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan and Kagiso Mangadi, 2006. Credit

rationing and SME development in Botswana: implications for economic diversification.

4. Ricardo N. Bebczuk, 2004. What Determines the Access to Credit by SMEs in Argentina?

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

MỤC TIÊU BẢNG CÂU HỎI

Tham khảo các thông tin thiết yếu nhằm phục vụ cho việc khảo sát mơ hình về thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và đưa ra kiến nghị nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Khảo sát các đề xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay ngân hàng nhằm hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

CAM KẾT VỚI DOANH NGHIỆP

Chúng tôi cam kết tất cả thông tin trong bảng câu hỏi sẽ được bảo mật tuyệt đối, số liệu thu thập được từ cuộc điều tra hồn tồn khơng có mục đích kinh doanh hay thương mại mà chỉ được sử dụng trên góc độ thống kê nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Đề tài khơng phân tích, đánh giá riêng từng doanh nghiệp và cũng không công bố thông tin về bất cứ doanh nghiệp nào.

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

(Xin anh/chị vui lịng điền đầy đủ thơng tin vào phần này)

Họ và tên: ...................................................................................................................

Chức danh: .................................................................................................................

Tên doanh nghiệp: ......................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

PHẦN 2: KHẢO SÁT VỀ DOANH NGHIỆP 1. Thời gian tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (năm): ..............................................................................................................................

2. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì? a. Thương mại dịch vụ b. Khác: ..........................................................................................................

3. Kinh nghiệm trong ngành của người lãnh đạo doanh nghiệp (năm): ..............................................................................................................................

4. Tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến 31/12/2013 là (triệu đồng): .............................................................................................................................. Tổng doanh thu đạt được trong năm 2013 là (triệu đồng):

.............................................................................................................................. 6. Giá trị tiền và tương đương tiền tại thời điểm 31/12/2013 là (triệu đồng):

..............................................................................................................................

7. Doanh nghiệp hiện tại có đang vay vốn tại ngân hàng khơng?

a. Có b. Không

8. Nhu cầu vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

a. Phục vụ sản xuất kinh doanh

b. Khác: .......................................................................................................... 9. Theo doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng là gì? (có thể chọn nhiều phương án):

a. Ngân hàng yếu kém trong công tác thẩm định khi cấp tín dụng cho DN

b. Định hướng kinh doanh của ngân hàng không tập trung vào phân khúc khách hàng là DNNVV

c. Trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng không đủ để phục vụ cho DN

d. Khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay

e. DN khơng muốn tiếp xúc ngân hàng vì ngại bị khai thác thông tin

f. Không cập nhật kịp những thay đổi trong chính sách của ngân hàng

g. Khác: ..........................................................................................................

10. Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tốt hơn? (có thể

chọn nhiều phương án):

a. Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt động bộ máy kế tốn – tài chính để

tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo

b. Đẩy mạnh, khai thác các kênh thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh

c. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với cơ chế thị trường

d. Khác: .......................................................................................................... 11. Theo doanh nghiệp, biện pháp các ngân hàng cần thực hiện để mở rộng khả

năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là gì? (có thể chọn nhiều phương án):

a. Có định hướng phát triển sản phẩm tín dụng cho khu vực DNNVV

b. Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội trong việc cho vay hỗ trợ các DNNVV

c. Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNNVV

d. Có các hoạt động Marketing để DNNVV nắm được những chương trình,

chính sách mà ngân hàng dành cho DNNVV

e. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV

f. Khác: ..........................................................................................................

12. Theo doanh nghiệp, các biện pháp Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh

cần thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là gì? (có thể chọn nhiều phương án):

a. Có chính sách hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại cho DNNVV

b. Tăng cường chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực

c. Xây dựng và công bố về quy hoạch tổng thể về phát triển ngành nghề trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

d. Khác: .........................................................................................................

13. Theo doanh nghiệp, cần có những kiến nghị gì với các tổ chức hiệp hội để mở

rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV? (có thể chọn nhiều

phương án):

a. Khuyến khích DNNVV tham gia các hiệp hội ngành nghề

b. Quan tâm nhiều hơn các DN thành viên trong việc giới thiệu DN tiếp cận

nguồn vốn hỗ trợ thông tin

c. Khác: ..........................................................................................................

14. Theo doanh nghiệp, cần có những kiến nghị gì với các cơ quan có thẩm quyền

để mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV? (có thể chọn nhiều phương án):

a. Tạo môi trường kinh tế ổn định, mơi trường kinh doanh bình đẳng cho

các thành phần kinh tế

b. Phát triển và nâng cao hiệu quả của Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh

c. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện

các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam d. Khác: ..........................................................................................................

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)