Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 28)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

2.1.5. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu

2.1.5.1. Các cơng cụ và chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nƣớc

Cơng cụ, chính sách vĩ mơ của Nhà nước là nhân tố quan trọng mà các DN kinh doanh XNK phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của Đảng và Nhà nước, bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội. Hoạt động XK tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác nhau. Bởi vậy nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ luật pháp ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định của luật pháp quốc tế chung.

Đối với nước ta chính sách ngoại thương có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động quốc tế, mở rộng hoạt động XK và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động kinh tế đối ngoại.

2.1.5.2. Nhân tố con ngƣời

Con người ln được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động XK hàng hoá phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực trong hoạt động XK của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh của DN.

100% Tx Dx Cx  

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

2.1.5.3. Mạng lƣới kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của DN ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để các DN thực hiện các hoạt động nhằm tạo nguồn hàng, vận chuyển , làm đại lý XK... một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh XK. Nếu mạng lưới kinh doanh là q thiếu, hoặc bố trí ở các điểm khơng hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của DN.

2.1.5.4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, đó có hoạt động kinh doanh XK. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thơng, các DN ngoại thương có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại, fax... giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian, giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thơng tin chính xác, kịp thời. Yếu tố cơng nghệ cũng tác động đến q trình sản xuất, gia công chế biến hàng hố XK. Khoa học cơng nghệ cịn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá XK, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng...

Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mơ và tính chất của hoạt động kinh doanh XK, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng là, một DN có hệ thống kho hàng hợp lý, các phương tiện vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng XK một cách có tính khả thi và hiệu quả hơn.

Trong kinh doanh XK, thơng thường các DN có cơ cấu vốn lưu động và cố định theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3 là hợp lý. Tuy vậy, việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép thâm nhập và cạnh tranh tốt hơn.

2.1.6. Tổng quan về ngành thủy sản ở Việt Nam

Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế – xã hội của lồi người. Thuỷ sản đóng

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, khơng những thế nó cịn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành ni trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó. Ngày nay ni trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm. Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại: cá, nhuyễn thể giáp xác, rong tảo và một số lồi khác. Ni trồng thuỷ sản có quy mơ rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước: từ quy mơ nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những trang trại nuôi chun cơng nghiệp hố có quy mơ lớn.

Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là các hàng hố thuỷ sản sống và tươi. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên… sẽ làm cho lương thực thực phẩm là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới. Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện khơng cịn đơn thuần là sự địi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm mà ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế. Đó là tiền đề quan trọng nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta .

2.1.6.1. Điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản

Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam đã sớm là một quốc gia biển. Đánh bắt hải sản, vận tải biển và buôn bán trên biển là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá ngay từ thuở sơ khai. Biển Việt Nam có tính chất như một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nơng, mức sâu nhất không quá 90 mét, đáy biển bằng phẳng nằm trong khu vực Biển Đơng. Bờ biển dài 3.260 km, có vùng đặc

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản. Riêng vùng biển đặc quyền kinh tế với độ rộng hơn 200 hải lý và có khoảng hơn 2.000 lồi cá biển, trong đó có hơn 100 lồi tơm biển, 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 lồi rắn biển và có 4 lồi rùa biển, ngồi ra cịn có nhiều loại đặc sản quý hiếm khác: yến sào, sị huyết, ngọc trai, điệp, san hơ đỏ. Hàng năm cung cấp khoảng 1,7 triệu tấn hải sản các loài chưa kể hàng trăm ngàn tấn nhuyễn thể vỏ cứng. Tổng trữ lượng thuỷ sản từ các nguồn rong biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện ước tính khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn/ năm. Về môi trường, nếu biết tận dụng mặt nước của các ao, vịnh, biển, các vùng đất nhiễm mặn ven biển và đất hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích ni kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất ni trồng thì tới năm 2015 ta hồn tồn có khả năng thu được hơn 2 triệu tấn hải sản ni, trong đó có các loại đem lại giá trị XK cao.

Việt Nam có vị trí địa lý mà ở đó điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để các loài thuỷ sinh vật quần tụ, sinh sơi và phát triển. Mặc dù có đơi nét khác biệt giữa ba vùng Bắc, Trung, Nam nhưng nhìn chung cả nước mang sắc thái hai mùa mưa - khô rất rõ nét. Mỗi vùng lại tập trung nhiều loại hải sản khác nhau làm cho nguồn hải sản nước ta ngày càng phong phú và đa dạng hơn chẳng hạn: Trung Bộ có rất nhiều cá, tơm hùm… , Bắc Bộ có tơm he, cá… , Nam bộ có nhiều mực.

Tuy vậy nguồn lợi biển không phải là vơ tận, nếu khơng có chính sách và biện pháp khai thác hợp lý thì nguồn lợi hải sản sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.

2.1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản

Ngoài việc rất được ưu đãi về tự nhiên, đặc trưng của ngành thuỷ sản thì ngành cịn có khả năng về vốn, công nghệ và thị trường. Tuy nhiên những khả năng này thuộc về chủ quan của con người nên có phần hạn chế. Xét về vốn, nhận thấy rõ tiềm lợi của thuỷ sản hàng năm với tổng lượng vốn đầu tư vào ngành tương đối lớn, thời kì 1991 - 1995 tổng vốn đầu tư là 2.829.340 triệu đồng, thời kỳ 1996 -1999 xấp xỉ 6.300.000 triệu đồng, 1996 - 2000 là gần 9 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước vẫn chiếm chủ yếu, và một điểm nổi bật là vốn đầu tư của dân chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng vốn đầu tư.

Xét về công nghệ, nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp ngành đã thực sự đi vào phục vụ ba chương trình kinh tế của ngành. Hoạt động khoa học

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu giải quyết các vấn đề tác động qua lại giữa môi trường với nuôi trồng thuỷ sản... Trong khai thác hải sản đã chuyển giao cơng nghệ đóng sửa tàu thuyền trọng tải và cơng suất lớn cho khai thác xa bờ, trong nuôi trồng thuỷ sản đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong lai tạo, sản xuất giống nhân tạo và sản xuất các lồi cá. Trong cơng nghiệp chế biến thuỷ sản đã tiến hành nâng cấp được 60/200 nhà máy chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn XK thuỷ sản vào các nước EU. Các cơng nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng đã được áp dụng vào sản xuất ở các xí nghiệp, góp phần đa dạng hố sản phẩm và mở rộng thị trường XK...

Về thị trường và hợp tác quốc tế, ngành thuỷ sản Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU gần đây là Trung Quốc và một số nước châu Á khác, trong tương lai Nhật và Mỹ vẫn là hai thị trường lớn và có nhu cầu ngày càng tăng. Hoạt động đối ngoại của ngành trong 5 năm qua đã được mở rộng, tập trung vào việc chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để hội nhập vào khu vực và quốc tế. Hợp tác được mở rộng với các tổ chức đa phương, song phương các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội quốc tế...

Tóm lại, nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nhiều lồi thuỷ sản quý hiếm, có thể ni trồng được nhiều lồi có giá trị kinh tế cao, hơn nữa với vị trí địa lý nằm gần những thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn, có khả năng giao lưu hàng hố bằng đường bộ, đường thuỷ, đường không đều rất thuận lợi tạo cho ngành kinh tế thuỷ sản Việt Nam, hơn nữa với sự nỗ lực của toàn ngành các điều kiện thuận lợi về vốn, công nghệ và thị trường ngày càng trở thành thế mạnh tạo cho ngành thuỷ sản Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.

2.1.6.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế

Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú, thể hiện trên các mặt sau đây:

Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu

dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác.

- Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư..) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn.

- Ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn ni gia súc, gia cầm. Theo tính tốn của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc ở nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn chăn nuôi và đến năm 2000, con số này đạt gần 40.000 tấn.

- Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển… Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, v.v…

 Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng

của tồn ngành nơng, lâm, ngư nghiệp nói chung.

Thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Để đánh giá vai trò của các khu vực kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng hai chỉ tiêu nêu trên, cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay, phương pháp đánh giá mới được đưa ra là tỷ trọng đóng góp của từng ngành, khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Do vậy, chỉ tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của từng ngành, từng khu vực cho thấy rõ hơn, lượng hóa được vai trò của từng ngành, từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực nơng, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ cịn đóng góp

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm, từ 22,54% năm 2003 xuống còn 21,99% năm 2008, và chỉ còn 21,65% vào năm 2012. Đây là xu hướng phù hợp với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hình 1: TỶ TRỌNG KHU VỰC TRONG CƠ CẤU GDP TỪ 2003 - 2008

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong khi tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực I (nông, lâm nghiệp,

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)