Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

2.1.6.3. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế

Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú, thể hiện trên các mặt sau đây:

Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu

dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác.

- Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư..) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn.

- Ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn ni gia súc, gia cầm. Theo tính tốn của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta, nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng. Năm 1996, các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc ở nước ta sản xuất được 10.000 tấn bột cá làm thức ăn chăn nuôi và đến năm 2000, con số này đạt gần 40.000 tấn.

- Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển… Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, v.v…

 Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng

của tồn ngành nơng, lâm, ngư nghiệp nói chung.

Thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Để đánh giá vai trò của các khu vực kinh tế, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng trưởng của từng ngành, khu vực và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng hai chỉ tiêu nêu trên, cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay, phương pháp đánh giá mới được đưa ra là tỷ trọng đóng góp của từng ngành, khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Do vậy, chỉ tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của từng ngành, từng khu vực cho thấy rõ hơn, lượng hóa được vai trị của từng ngành, từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực nơng, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ cịn đóng góp

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm, từ 22,54% năm 2003 xuống còn 21,99% năm 2008, và chỉ còn 21,65% vào năm 2012. Đây là xu hướng phù hợp với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hình 1: TỶ TRỌNG KHU VỰC TRONG CƠ CẤU GDP TỪ 2003 - 2008

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong khi tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) giảm, thì tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong khu vực này lại tăng lên, từ 17,79% năm 2009 lên 19,40% vào năm 2012 (bảng 1). Đó là kết quả tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông, lâm, thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và nguồn lợi thủy sản ở nước ta.

Bảng 1: TỶ TRỌNG GDP CỦA KHU VỰC I GIAI ĐOẠN 2009 - 2012

Đơn vị: %

Năm 2009 2010 2011 2012

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 20,91 20,58 22,02 21,65

- Nông nghiệp 16,43 16,11 17,42 16,75

- Lâm nghiệp 0,76 0,73 0,68 0,7

- Thủy sản 3,72 3,74 3,92 4,20

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

 Tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước

Đối với những nước có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản, phát triển ngành thủy sản tạo ra nguồn hàng XK có giá trị, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Trong suốt nhiều năm qua, ngành thủy sản nước ta đã từng bước phát triển và có đóng góp quan trọng vào hoạt động XK của đất nước. Năm 1980, sản lượng thủy sản cả nước đạt 558,66 ngàn tấn, trong đó XK 2,72 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch 11,3 triệu USD. Đến năm 2001, các con số tương tự đạt: sản lượng là 2226,9 ngàn tấn (tăng gần 4 lần), XK là 358,833 ngàn tấn (tăng gần 132 lần), đạt giá trị KNXK là 1760 triệu USD (tăng 155 lần). Năm 2003, mặc dù ngành thủy sản nước ta phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, những rào cản thương mại của một số nước, nhưng KNXK vẫn đạt 2,3 tỷ USD (bằng 1,3 lần so với năm 2000), trong đó giá trị XK tơm đạt trên 1 tỷ USD đã khẳng định vị trí XK tơm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Năm 2009, chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đối, nhu cầu tiêu dùng đã tác động mạnh đến XK thủy sản của nước ta. Sau nhiều năm tăng trưởng KNXK liên tục, XK thủy sản của Việt Nam năm 2009 đạt 4,255 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm 2008. Trong đó, hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra bị ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên, vào năm tiếp theo, KNXK ngành thủy sản đã nhanh chóng có sự tăng trưởng trở lại. Vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, ngành thủy sản đã đạt được những thành tích vượt sự mong đợi của ngành. Theo Tổng cục thống kê, năm 2010 thủy sản XK đạt 5,02 tỷ USD, tăng 18,3% so với

năm 2009, vượt kế hoạch năm khoảng 7,5%. XK thủy sản Việt Nam tiếp tục có

dấu hiệu phục hồi hết sức khả quan vào năm 2011 với KNXK tăng 21,8% so với năm 2010, đạt con số rất ấn tượng là 6,1 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2011 – 2020 và báo hiệu triển vọng của ngành thủy sản nước ta trong giai đoạn sắp tới. Năm 2012, do kinh tế suy thoái, các bạn hàng truyền thống NK với số lượng ít hơn, việc thiếu vốn đẩy các DN chế biến thủy sản vào tình trạng phá sản hoặc hoạt động cầm chừng nên KNXK giảm nhẹ 0,3% so với năm 2011. Tuy không đạt được kế hoạch đề ra là

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

6,5 tỷ USD nhưng vẫn đạt hơn 6,09 tỷ. Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của cộng đồng DN trong bộn bề khó khăn về vốn và thị trường ngay từ đầu năm.

Hình 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2012

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Đối với các DN chế biến XK trong ngành thủy sản, đến nay đã có những bước tiến quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Đã có hơn 100 DN được EU cơng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh, hơn 120 DN được cấp phép vào thị trường Mỹ. Các DN cũng từng bước nâng cao năng lực xúc tiến thương mại để đi vào các thị trường mới. Đối với tồn ngành thủy sản, đã có những bước tiến bộ đáng kể về gắn kết giữa yêu cầu của thị trường ngoài nước với thực tiễn sản xuất kinh doanh chế biến, nuôi trồng, khai thác với phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ; gắn kết giữa khâu chế biến XK với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm, gắn kết giữa khâu chế biến XK với chế biến phục vụ nhu cầu thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng quy mơ thị trường cịn chưa lớn, kể cả thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản và EU. Vì vậy, cần tiếp tục mở rộng các thị trường này bằng biện pháp đảm bảo ổn định và chủ động về sản lượng, an toàn về vệ sinh và chất lượng sản phẩm XK.

2199,6 2408,1 2732,5 3358,03763,4 4510,1 4255,3 5016,9 6112,4 6094,1 0,0 1000,0 2000,0 3000,0 4000,0 5000,0 6000,0 7000,0 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T ri ệu U S D Năm

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012

Về lâu dài, mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam là đẩy mạnh XK theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao và duy trì trong top 10 nước XK thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2015, phấn đấu đưa kim ngạch XK đạt 7,5 tỷ USD, tốc độ tăng KNXK đạt trên 8%/năm; đến năm 2020, KNXK thủy sản đạt 10 - 10,5 tỷ USD; tốc độ tăng khoảng 7%/năm.

 Phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất

nước

Với nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thủy sản, phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội nơng thơn nói riêng. Về mặt kinh tế, ở những địa phương thuộc duyên hải Trung bộ hoặc Tây Nam bộ, phát triển thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, các chủ tàu đánh cá. Ở các địa phương khơng có tiềm năng về biển, đặc biệt vùng nơng thơn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủy đặc sản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cho hiệu quả cao. Về mặt xã hội, ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng cao, phát triển chăn nuôi thủy sản ao, hồ, sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc; trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tại chỗ ở các vùng này cịn góp phần cải thiện trực tiếp dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khỏe của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra, phát triển các trạm tàu khai thác thủy sản xa bờ cịn góp phần tăng cường an ninh quốc phịng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc. Đối với một số vùng biển, vùng ngập nước ven biển hay trong đất liền, phát triển thủy sản cũng góp phần nào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)