CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.4. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
đến việc giao nhận lên tàu do cảng đảm nhận. Sau khi đăng ký được chấp nhận, chủ hàng giao hàng đến bãi cont cho người vận tải để kiểm tra. Sau đó, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong kẹp chì và làm các chứng từ vận tải. Tiếp đó đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được.
h) Lập chứng từ thanh toán
Sau khi xuất hàng xong, nhân viên phụ trách thông báo cho khách hàng nước ngoài là hàng đã xuống tàu và hoàn tất bộ chứng từ hoàn hảo để chuyển cho ngân hàng chờ thanh tốn. Cơng ty Caseamex thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ. Bộ chứng từ thanh toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng và L/C gồm những chứng từ sau: L/C va L/C tu chỉnh (nếu có), Vận đơn đường biển (B/L), Hóa đơn thương mại, Tờ khai hàng hóa XK, Phiếu đóng gói hàng hóa, Hối phiếu (Bill of exchange), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận khử trùng (nếu có), Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật (nếu có), Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality), Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity), Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight)... Sau khi công ty ở nước NK nhận được hàng và bộ chứng từ, họ sẽ tiến hành thanh tốn tiền cho cơng ty bằng hình thức chuyển khoản thơng qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Trà Nóc.
Nhìn chung, việc thực hiện hợp đồng XK của công ty thường tiến hành nhanh chóng, chính xác, đơn giản hơn so với lý thuyết. Vì đây là bạn hàng quen thuộc nên thường dựa vào uy tín.
3.4. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Từ bảng 2 sau, ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex qua các năm 2010 – 2012 có biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung cũng như những chính sách bảo hộ của thị trường nước NK:
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phịng kế tốn cơng ty Caseamex)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 634.633 937.223 723.561 302.590 47,68 (213.662) (22,80)
Các khoản giảm trừ 5.360 8.291 6.922 2.931 54,68 (1.369) (16,51)
Doanh thu thuần 629.273 928.932 716.639 299.659 47,62 (212.293) (22,85)
Giá vốn hàng bán 522.303 771.249 597.481 248.946 47,66 (173.768) (22,53)
Lợi nhuận gộp 106.970 157.683 119.158 50.713 47,41 (38.525) (24,43)
Doanh thu hoạt động tài chính 15.655 14.542 16.183 (1.113) (7,11) 1.641 11,28
Chi phí tài chính 41.429 36.622 38.514 (4.807) (11,60) 1.892 5,17
Chi phí bán hàng 55.730 72.492 57.943 16.762 30,07 (14.549) (20,07)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.012 15.615 12.978 5.603 55,96 (2.637) (16,89)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 15.455 47.496 25.906 32.041 207,32 (21.590) (45,46)
Thu nhập khác 182 174 181 (8) (4,40) 7 4,02
Chi phí khác 450 174 193 (276) (61,33) 19 10,92
Lợi nhuận khác (268) - (12) 268 100,00 (12) -
Tổng lợi nhuận trước thuế 15.187 47.496 25.894 32.309 212,74 (21.602) (45,48)
Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 1.139 2.253 1.942 1.114 97,81 (311) (13,80)
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV): Cùng với những chuyển biến chung của tình hình XK thủy sản trong nước, DTBH&CCDV của Caseamex trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự biến động khá rõ nét. Trong năm 2010, tình hình kinh doanh XK của công ty được xem là có hiệu quả hơn
năm 2009 với DTBH&CCDV đạt 634,6 tỷ đồng, tăng 3% so với 2009. Giá trị
XK cá tra, cá basa Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD vào năm 2011, tăng đến 25% so với 2010, một kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như tác động lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu bị giảm..., đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá ở Mỹ, chiến dịch truyền thông bôi xấu cá tra ở châu Âu và Mỹ, WWF đưa cá tra vào danh sách đỏ… Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển XK thủy sản giai đoạn 2011 – 2020, việc KNXK thủy sản cả nước đạt 6,1 tỷ USD được xem là sự mở đầu đầy lạc quan và triển vọng. Đây cũng là năm ghi nhận dấu ấn tăng trưởng rõ nét của Caseamex trên chặng đường phát triển, thể hiện sự năng động và quyết liệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, DTBH&CCDV của công ty tăng cao, đạt 937,2 tỷ đồng, tăng gần 48% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 lại được đánh giá là một năm kinh doanh hết sức khó khăn của ngành XK thủy sản Việt Nam nói chung và cơng ty Caseamex nói riêng. Do suy thối kinh tế, các bạn hàng truyền thống NK với số lượng ít hơn, việc thiếu vốn cũng đẩy các DN chế biến thủy sản rơi vào tình trạng phá sản hoặc hoạt động cầm chừng. Cơng ty Caseamex dù đã có nỗ lực đáng kể song DTBH&CCDV năm 2012 vẫn giảm đến 23%, tương đương 213,7 tỷ đồng so với năm trước. Nguyên nhân chính là do kinh tế khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ cá tra ở các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU… đều giảm đáng kể, các đơn đặt hàng gửi đến công ty đều kém hơn so với mọi năm. Đồng thời, giá cá tra nguyên liệu bấp bênh, thời tiết khơng thuận lợi và tình hình dịch bệnh lan rộng vào những tháng cuối năm cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chi phí: Chi phí trong và ngồi sản xuất giai đoạn 2010 – 2012 cũng có sự biến động đáng kể qua các năm. Năm 2010, do cơng ty khơng cịn hưởng lợi từ khoản đầu tư tài chính như năm 2009 nên doanh thu từ hoạt động tài chính của cơng ty trong năm giảm, đồng thời các khoản chi phí ngồi sản xuất đều tăng
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012
cao. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 38% và đạt giá trị cao nhất trong ba năm với 41,4 tỷ đồng. Đáng chú ý hơn là chi phí bán hàng tăng mạnh nhất, từ 32,9 tỷ đồng năm 2009 lên đến 55,7 tỷ đồng năm 2010, với tỷ lệ tăng là 69%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, quảng cáo sản phẩm từ hoạt động mở rộng XK sang thị trường mới. Cộng với sự gia tăng trong chi phí khác trong năm, hơn gấp 2 lần so với khoản thu nhập khác không nhiều của công ty, đã ảnh hưởng một phần đến việc làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty (so với năm 2009 đạt đến 23,2 tỷ đồng). Năm 2011, cùng với sự tăng trưởng sản lượng và doanh thu thì các loại chi phí của cơng ty cũng tăng mạnh. Dù kết quả kinh doanh rất khả quan song công ty cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong và ngoài nước làm cho giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng vọt lên rất nhiều với tỷ lệ tăng lần lượt là 48%; 30% và 56%. Trong đó chi phí bán hàng đạt mức cao nhất trong ba năm là 72,5 tỷ đồng; do mở rộng thị trường, nên công ty phải chi nhiều khoản cho cơng tác bán hàng như chi phí cho nhân viên tăng gần gấp đơi, chi phí dịch vụ mua ngồi, và các khoản chi phí bằng tiền có liên quan khác cũng tăng khá nhiều.
Trong năm 2012, do tình hình kinh doanh khó khăn, cơng ty đã chủ động cắt giảm một phần các chi phí bán hàng và quản lý DN, tiết kiệm được khoản chi 17,1 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, những thông tin xấu về sự phá sản của một số công ty XK cá tra đã khiến ngân hàng càng thắt chặt tín dụng đối với các DN chế biến XK thủy sản, khiến cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất vay luôn ở mức cao và thời gian cho vay ngắn hạn đã làm cho chi phí tài chính cơng ty tăng lên đến 38,5 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. Ở quý cuối năm, mặt hàng cá tra của cơng ty gần như đóng băng, hàng bị tồn đọng với số lượng lớn làm phát sinh chi phí th kho lạnh, cơng ty phải bán dưới giá thành một số đơn hàng để xoay vòng đồng vốn. Ngoài ra, các chi phí như giá điện, nhân cơng, bao bì, cước vận chuyển, ngun liệu, thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE… đều tăng, thiếu vốn lưu động nên công ty phải thu hẹp sản xuất.
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012
Lợi nhuận đạt đƣợc: Năm 2010, trong khi các khoản giảm trừ doanh thu tăng gần gấp đôi (85%) so với năm 2009 thì giá vốn hàng bán trong năm chỉ giảm nhẹ khoảng 5% ứng với 31,1 tỷ đồng, nhưng cũng đã làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng đáng kể - gần 50 tỷ đồng - so với năm 2009. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14 tỷ đồng, giảm 39% so với năm 2009. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 45,2 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần so với 2010. Mặt khác, thuế suất thuế TNDN áp dụng cho công ty trong 7 năm liên tiếp từ 2010 – 2016 lại được giảm 50% đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức khá cao. Năm 2012, mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán đều giảm (tương ứng là 16,5% và 22,5%) nhưng lợi nhuận gộp vẫn bị giảm đến 38,5 tỷ đồng so với 2011. Tổng kết cuối năm, lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 25,8 tỷ đồng, một con số khiêm tốn so với thành tích năm trước là 47,5 tỷ. Tuy nhiên, so với những khó khăn liên tiếp trong năm mà các DN XK thủy sản nói riêng và các DN trong nước nói chung phải đón nhận, thì kết quả này được xem là khả quan vì cơng ty vẫn có thể trụ được và có lợi nhuận trong bối cảnh chung là cộng đồng DN liên tiếp thua lỗ, phá sản do những biến động của thị trường trong và ngồi nước.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 - 2012, mặc dù lợi nhuận có giảm trong năm 2010 nhưng hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex qua các năm đều có lợi nhuận, đặc biệt tăng vượt bậc trong năm 2011. Đạt được những thành tích nêu trên là do cơng ty đã xác định và giải quyết kịp thời những khó khăn đảm bảo cho bước phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế việc vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, cơng ty ln cố gắng tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên lượng khách hàng luôn ổn định. Bên cạnh đó, cơng ty khơng ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường, khơng bó hẹp ở những thị trường truyền thống nên doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm, sản lượng sản xuất, tiêu thụ ổn định và có hướng phát triển, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Mặc dù kết quả năm 2012 không cao hơn năm trước do năm 2011 ngành XK thủy sản tăng vượt bậc với kết quả tương đối cao, nhưng nếu so với 2010 thì vẫn
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012
có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Điều đó cho thấy được sự nỗ lực của cơng ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm đưa công ty Caseamex trở thành một trong những công ty phát triển vững mạnh trên thị trường tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước.
3.5. TRIỂN VỌNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI CỦA CÔNG TY CASEAMEX
Với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, chế biến thủy sản XK, đối tượng tiêu thụ chủ yếu là thị trường nước ngồi vì thế xu hướng phát triển của cơng ty trong tương lai sẽ chun mơn hóa cách quản lý vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, quảng bá thương hiệu... nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể:
3.5.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ
Tăng cường củng cố mạng lưới thu mua nguyên liệu, quy hoạch và mở
rộng nhiều vùng nuôi cho công ty nhằm đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến. Quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, liên kết với cá trại nuôi tăng nguồn nguyên liệu từ 60.000 đến 70.000 tấn/năm đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
Xây dựng trung tâm giống để phục vụ cho vùng nuôi cũng như các hộ
nông dân nuôi cá. Đầu tư khai thác nguồn hàng ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mở rộng nhà xưởng sản xuất, đầu tư hệ thống kho lạnh để bảo quản sản
phẩm và lưu trữ hàng hóa đáp ứng sản lượng ngày một gia tăng của công ty. Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà NK.
Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nhằm tận dụng được nguồn
phế phẩm nâng cao giá trị thu hồi của công ty.
Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đã đạt được như: HACCP,
SSOP, GMP, BRC, SQF 1000, SQF 2000, ISO 9001:2000.
Tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của
công ty. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, các nhà NK về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao. Từ cơ sở thiết
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 – 2012
bị kỹ thuật đã được đầu tư mới trong các năm qua, tăng công suất sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, tăng doanh số và KNXK.
Kiểm sốt chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh
cho sản phẩm của công ty.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, công ty con
của cơng ty Caseamex tiến tới việc tự tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh.
3.5.2. Tiếp thị
Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VSATTP và thời gian giao
hàng đúng như trong hợp đồng.
Giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, thị phần XK và thị phần
trong nước, nâng cao vị thế của công ty trong ngành.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để
tìm kiếm các đối tác tiềm năng, mở rộng thị trường XK của công ty. Thông qua cơng ty con tại nước ngồi, từng bước giới thiệu sản phẩm của công ty sang các nước lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ…
Đẩy mạnh hoạt động marketing và đội ngũ quản lý bán hàng, thực hiện
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm kết hợp chun mơn hóa trong từng mặt hàng.
Thực hiện tốt các chiến lược mở rộng và thâm nhập thị trường trong và
ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hoạt động như: hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm.
3.5.3. Tài chính
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, đảm bảo an tồn về vốn
và hiệu quả kinh doanh; tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán đáp
ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty.
Sử dụng hiệu quả vốn tự có, tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài
hạn của ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh và trữ hàng, nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn để triển khai các dự án mở rộng của công ty.