Các nhân tố bên ngồi cơng ty

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 89)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2.2. Các nhân tố bên ngồi cơng ty

4.2.2.1. Thị trƣờng tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng thủy sản của Caseamex hiện nay là các nhà phân phối, nhà NK thủy sản lớn tại EU, châu Mỹ và châu Á. Nhu cầu tiêu thụ cao với những đơn hàng số lượng lớn (30 - 40 container/tháng), họ có khả năng chi phối mạnh thủy sản ở nhiều nước. Do phải XK thông qua các nhà NK, phân phối trung gian nên sản phẩm của công ty khi qua các thị trường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối, vì thế mà thương hiệu Caseamex chưa được nhiều người biết đến. Mặt khác, sản phẩm chính của cơng ty là cá tra fillet đơng lạnh, có khá nhiều DN cùng ngành sản xuất nên dễ dàng bị các nhà NK gây sức ép về giá, yêu cầu giảm giá hoặc đòi những ưu đãi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hậu mãi; lợi thế thuộc về phía các nhà NK khi họ nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường. Chính vì vậy, cơng ty cần phải chú trọng tìm kiếm các đối tác

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

mới trong XK, tìm cách đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn ở các thị trường, không lệ thuộc nhiều vào những nhà phân phối trước đây. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng phân phối tiêu dùng… nơi tiêu thụ cuối cùng của các sản phẩm thủy sản, nhằm gia tăng thị phần của công ty.

Theo VASEP, tình hình XK thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập...) áp dụng các rào cản kỹ thuật, hạn chế NK, sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; gây khó khăn cho việc XK của các DN nước ta. Do đó việc mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới là vấn đề cần thiết cho các DN Việt Nam nói chung và cơng ty Caseamex nói riêng.

Tóm lại, mỗi một thị trường đều có những đặc điểm về tập quán, sở thích, thị hiếu tiêu dùng khác nhau và rất đa dạng. Để có thể thâm nhập một cách hiệu quả cơng ty cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng với mức giá hợp lý, thực hiện những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với từng thị trường NK khác nhau.

4.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

a) Đối thủ cạnh tranh ngoài nước:

 Thái Lan: là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở rất nhiều mặt hàng trong đó bao gồm cả thủy sản, là nhà cung cấp lớn một số mặt hàng như tôm, cá ngừ, cá da trơn… Từ năm 2002, KNXK thủy sản của Thái Lan đã tăng gấp đôi từ 1,2 tỷ USD để 2,75 tỷ USD. Thị trường XK số 1 của Thái Lan là Mỹ, chiếm khoảng 36% về giá trị, đứng thứ 2 là Nhật Bản (28%). Năm 2011, KNXK thủy sản của Thái Lan sang Mỹ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2010. Trong khi đó, KNXK sang Nhật đạt 1,43 tỷ USD, tăng 22% trong cùng kỳ. Top 10 thị trường XK thủy sản hàng đầu của Thái Lan chiếm hơn 85% trong cơ cấu thị trường, 8 thị trường còn lại bao gồm Canada, Anh, Italia, Australia, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc và Pháp.

Hiện tại Thái Lan là nước XK lớn thứ hai thế giới về mặt hàng tôm thẻ chân trắng trên thị trường Nhật Bản, EU... Đối với mặt hàng cá da trơn thì Thái Lan cũng cạnh tranh với các DN Việt Nam ở các thị trường như EU, Inđônêsia,

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

Philippines, Hồng Kông, Singapore... Với chiến lược phát triển tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan còn thể hiện sự ưu việt hơn trong kiểm sốt chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới. Mặt khác, Thái Lan còn được ưu đãi với mức thuế rất thấp khi XK tơm vào Mỹ. Chính vì thế, các sản phẩm thủy sản của Thái Lan cũng cạnh tranh về giá gay gắt với các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có cơng ty Caseamex.

 Trung Quốc là một trong những đối thủ mạnh của ngành XK thủy sản

Việt Nam nói chung và Caseamex nói riêng. Mặt hàng thủy sản XK của công ty bị các DN Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt ở các thị trường Nhật Bản, EU, Hồng Kông... Mặt hàng XK chính của Trung Quốc là cá fillet, các loại giáp xác và nhuyễn thể chế biến, cá đơng lạnh... Ngồi ra, Trung Quốc còn cạnh tranh trong việc mua nguyên liệu thủy sản của Việt Nam làm giá nguyên liệu tăng cao, khiến giá XK tăng, làm giảm sức cạnh tranh của DN Việt Nam. Hơn nữa, giá XK thủy sản của Trung Quốc rẻ hơn do nước này có trợ giá 10% hoàn trả cho nhà XK; các khoản chi phí sản xuất như: chi phí điện năng, giá nhân cơng và chi phí vận tải cũng rẻ hơn so với Việt Nam. Những điều này là thách thức lớn cho các DN XK thủy sản Việt Nam trong quá trình phát triển XK trên thị trường thế giới.

 Inđônêxia: là nước XK thủy sản lớn của Châu Á sang các nước như Mỹ,

EU, Nhật,… một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Caseamex trong việc cung ứng các mặt hàng như cá tra, tôm… sang Mỹ, EU và Nhật Bản. XK tơm của Inđơnêxia sang Nhật càng có lợi thế hơn cơng ty Caseamex khi Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EDA) giữa Nhật và Inđônêxia được ký kết với mức thuế NK bằng 0.

 Ấn Độ: tôm đông lạnh là mặt hàng XK chính chiếm gần 44% tổng kim

ngạch XK thuỷ sản. Các thị trường XK thủy sản chủ yếu của Ấn Độ là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Sự phát triển của các DN XK thủy sản nhằm phát triển thị phần ở những thị trường lớn này là thách thức không nhỏ đối với các DN Việt Nam nói chung và cơng ty Caseamex nói riêng.

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

b) Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Ở khu vực ĐBSCL hiện có rất nhiều DN chế biến và XK thủy sản lớn như Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)…và sự ra đời của nhiều DN mới, làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến XK tăng cao. Một số đối thủ cạnh tranh mạnh, đáng lưu ý của cơng ty Caseamex có thể kể đến như:

 Cơng ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hồn (VHC)

Vĩnh Hồn là cơng ty có quy mơ thuộc vào những DN lớn trong ngành chế biến XK của cả nước, tổng công suất hiện tại lên đến 250 tấn cá nguyên liệu/ngày. Năm 2010, đứng thứ 2 về KNXK thủy sản và là công ty XK cá tra lớn nhất Việt Nam. Năm 2011 công ty dẫn đầu về KNXK cá tra, basa và giữ vững vị trí trong năm 2012 với KNXK đứng thứ 2 trong top 100 DN XK thủy sản lớn nhất cả nước. Chất lượng sản phẩm được xem là giá trị cốt lõi, mang lại vị thế cao, lợi nhuận lớn cho công ty. Sớm đầu tư vào vùng ni cá theo quy trình hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng mơ hình sản xuất khép kín, giúp vượt qua được tình hình thiếu hụt nguyên liệu. Sản phẩm cá tra fillet có chứng chỉ Aqua-GAP và GlobalG.A.P giúp sản phẩm dễ dàng thâm nhập thị trường, tăng giá XK. Vĩnh Hoàn là DN thủy sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm sốt của Bộ thương mại Mỹ (USDC) vào 4/2010. Với hơn 70% thị phần tại 2 thị trường chính Mỹ và EU sản phẩm của Vĩnh Hoàn thâm nhập được nhiều chuỗi bán lẻ có uy tín ở Mỹ và EU. Đồng thời cơng ty cũng mở rộng XK sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Bermuda, Inđônêxia và Ukraina. Chiến lược phát triển của cơng ty: đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiếp thị.

 Điểm mạnh:

- Khả năng nghiên cứu, không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm mới - Duy trì sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Khâu chế biến sản phẩm của cơng ty khơng hề có phụ phẩm, tồn bộ đều được tận dụng triệt để, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Luôn đi đầu về khoa học công nghệ và quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

- Có khả năng cạnh tranh về giá do có kinh nghiệm quản lý tốt, chủ động được nguồn ngun liệu do có vùng ni riêng, chi phí sản xuất thấp.

 Điểm yếu:

Như hầu hết các DN thủy sản Việt Nam, dù là công ty thủy sản lớn trong nước nhưng vì chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu nên sản phẩm của Vĩnh Hoàn khi ra thị trường thế giới chưa được nhiều khách hàng nhận biết, do bị mờ nhạt dưới thương hiệu nhà nhập khẩu và nhà phân phối.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt - Navico

Đây là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của công ty. Navico là một trong những công ty hàng đầu về chế biến và XK cá tra, basa. Với quy mô khoảng 10.000 công nhân, tập trung duy nhất vào mặt hàng cá da trơn, sở hữu 60 bè nuôi cá với sản lượng 5.000 tấn/năm, có kho đơng lạnh với sức chứa 6.000 tấn (lớn nhất ĐBSCL). Hiện nay, mỗi ngày công ty chế biến 600 tấn cá tra, basa các loại với 2 nhà máy chế biến: nhà máy Nam Việt với cơng suất 200 tấn/ngày và nhà máy Thái Bình Dương góp phần nâng cơng suất chế biến của cơng ty thêm 400 tấn/ngày. Các chiến lược công ty Nam Việt áp dụng là tập trung thâm nhập vào các thị trường dễ tính, mở rộng quy mơ sản xuất, gia tăng công suất chế biến.

 Điểm mạnh:

- Khả năng tài chính mạnh, quy mơ sản xuất lớn, vốn đầu tư trên 60 tỷ, vốn cố định khoảng 40 tỷ, vốn lưu động khoảng 28 tỷ.

- Mức nhận biết thương hiệu cao ở thị trường nội địa. Không ngừng phát triển sản phẩm mới, cơng ty hiện có trên 100 sản phẩm chế từ cá tra, basa.

- Kênh phân phối mạnh: hệ thống phân phối trong nước rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị… Nam Việt đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn ở các thị trường Mỹ, EU.

 Điểm yếu:

- Mang thương hiệu của khách hàng - những nhà NK khi xuất bán sản phẩm ra nước ngoài.

- Quản lý chất lượng: tuy hệ thống chất lượng cũng đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000, BRC… nhưng hệ thống xử lý chất thải chưa hồn chỉnh, gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh.

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

4.2.2.3. Tỷ giá hối đoái

Do hiện nay thanh tốn XK của cơng ty chủ yếu bằng đồng USD nên việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XK của công ty. Khi tỷ giá tăng, tức đồng ngoại tệ lên giá so với đồng bản tệ, thì giá cả hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn đối với hàng hóa nước ngồi, làm cho người tiêu dùng nước ngồi thích mua các sản phẩm NK nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN XK của Việt Nam. Ngược lại khi tỷ giá giảm thì ảnh hưởng bất lợi cho các DN XK của Việt Nam. Trong những năm 2009 – 2011 tỷ giá không ngừng biến động theo chiều hướng tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho Caseamex cũng như các DN trong nước phát triển XK, tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong năm 2012, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD luôn được giữ ổn định ở mức 20.828 VND. Mức tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng được cố định ở mức 20.850 VND mua vào, 21.036 VND bán ra suốt thời gian qua. Tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại trong năm 2012 tương đối ổn định, trong phạm vi +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

Hình 11. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Vietstock)

Ngoài ra tỷ giá hối đối cịn ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng thanh tốn XK, có trường hợp hợp đồng ký kết xác định tỷ giá này nhưng đến khi thanh tốn thì tỷ giá lại thay đổi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của DN.

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

4.2.2.4. Sản phẩm thay thế

Nguy cơ từ sự phát triển của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của cơng ty. Do đó, Caseamex ln khơng ngừng tìm hiểu, nhận biết được các mặt hàng thay thế tiềm ẩn để có những chiến lược, biện pháp cạnh tranh kịp thời. Hiện tại, mặt hàng XK chủ lực của Caseamex yếu là các cá tra, basa fillet đông lạnh và sản phẩm giá trị gia tăng chế biến từ cá tra, basa. Mặc dù công ty không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, nhưng sản phẩm từ cá tra, basa hiện nay đang có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm XK khác từ của các DN trong nước như: cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… Đây là các sản phẩm đang rất được ưa chuộng tại các thị trường NK thủy sản lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông… Đặc biệt, sau sự kiện cá tra bị WWF đưa vào danh sách đỏ cũng đồng nghĩa với việc WWF khuyên người tiêu dùng tại các nước EU nên chọn lựa một thủy sản khác để thay thế. Điều này càng làm tăng sự đe dọa đối với sản phẩm cá tra của công ty, dù hiện nay WWF đã tạm thời xóa bỏ cá tra khỏi danh sách trên. Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra Việt Nam còn gặp phải các rủi ro bị cạnh tranh bởi các sản phẩm khác từ các nước XK thủy sản hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Tây Ban Nha, với các sản phẩm thay thế chất lượng cao như: bạch tuộc, cá ngừ, mực nang, mực ống, cua ghẹ…

Trong những năm gần đây, XK các mặt hàng trên đang có xu hướng phát triển với sản lượng và kim ngạch ngày càng tăng, thị trường được mở rộng. Những rào cản cũng như tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP áp dụng đối với các mặt hàng này ít hơn so với cá tra, basa. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong tương lai đối với những DN XK cá tra, basa nếu như khơng có chiến lược, biện pháp cụ thể cho việc đa dạng hóa mặt hàng XK, khơng chỉ riêng công ty Caseamex.

4.2.2.5. Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an tồn thủy sản đơng lạnh XK ở Việt Nam do Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) đảm nhận, trong đó Trung tâm Chất lượng Nơng lâm thủy sản vùng 6 là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản và muối trong phạm vi

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty CASEAMEX giai đoạn 2010 - 2012

các tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Thời gian qua, Nafiqad cùng với Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 đã có nhiều cải cách trong hoạt động như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, từng bước thực hiện việc đăng ký kiểm tra, trả kết quả phân tích, cấp giấy chứng thư vệ sinh qua thư điện tử nhằm rút ngắn thời

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ - caseamex giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)