Tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 25 - 27)

Theo định nghĩa trong mục 8, Điều 5 của Luật quản lý thuế 2016 thì hồn thành nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế. Tuy nhiên, khái niệm và tuân thủ thuế được phát triển và hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Theo James và Alley (1999) định nghĩa về tuân thủ thuế được hiểu theo cách đơn giản nhất là mức độ mà người nộp thuế tuân thủ (hoặc không tuân thủ) theo những qui định và luật thuế của một quốc gia. Tương tự như nhiều khái niệm khác, thì tuân thủ thuế có thể chỉ hạn hẹp từ cách tiếp cận cưỡng chế thi hành luật, đến những định nghĩa khác rộng hơn về khía cạnh kinh tế, và đến sự tuân thủ các mục tiêu rộng hơn của xã hội được thể hiện trong chính sách thuế của quốc gia.

Trên cách tiếp cận hẹp về luật của hành vi tn thủ thuế thì mức độ khơng tn thủ được đo lường là thâm hụt tiền thu thuế. Nghĩa là sự khác biệt giữa tiền thuế thu được và số tiền mà nếu 100 phần trăm người nộp thuế tuân thủ.Tuy nhiên, chủ yếu vẫn tập trung vào hành vi né tránh thuế là điều quan trọng nhất trong định nghĩa về thâm hụt tiền thuế.

Định nghĩa về thâm hụt thuế được cho là quá đơn giản về tính thực tiển của chính sách thuế bởi vì việc quản lý thuế thành cơng đòi hỏi người nộp thuế hợp tác với hệ thống thuế hiện hành hơn là họ bị ép phải tuân theo những qui định bắt buộc về thuế đối với họ. Yếu tố tự nguyện (voluntary) xuất hiện trong định nghĩa của Andreoni và cộng sự (1998), các tác giả đã nhấn mạnh tuân thủ thuế là sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt được trạng thái cân bằng ngân sách của một đất nước, và bao gồm cả yếu tố thời gian. Định nghĩa này nêu được sự khác biệt cơ bản về

tiền thuế được đóng mà khơng cần có những hoạt động cưỡng chế trực tiếp và số tiền thuế đã đóng do cưỡng chế.

Định nghĩa về tuân thủ thuế tiếp cận theo hướng kinh tế lưu ý đến những ảnh hưởng kinh tế có thể có của hệ thống thuế và những biện pháp cưỡng chế. Trên thực tế, thì cũng có thể rất có lý để kết luận rằng việc quản lý thuế có thể làm giảm số tiền thuế tiềm năng thu được bằng cách khơng khuyến khích các hoạt động kinh tế mà khơng thể thu thuế.

Theo góc độ rộng hơn về tuân thủ thuế, Song & Yarbrough (1978) cho rằng người nộp thuế tự xác định nghĩa vụ thuế của mình và tự nguyện tn thủ thuế. Điều này có thể hiểu là người nộp thuế và sự sẵn lòng tuân thủ theo luật thuế được xác định bởi vấn đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các yếu tố tình huống khác tại từng thời gian và địa điểm cụ thể. Tương tự như vậy, Singh (2003) đưa ra khía niệm rằng tuân thủ thuế là hành động của một người nộp tờ khai thuế, cơng khai chính xác tất cả các khoản thu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không phải chờ đợi hành động, những biện pháp cưỡng chế của cơ quan thuế.

James và Alley (1999) đưa đến kết luận rằng một định nghĩa đầy đủ về tuân thủ thuế có thể là ‘sự sẳn lịng của những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế phải hành động theo tinh thần tự nguyện, theo những qui định và quản lý của luật pháp mà không cần thiết phải áp dụng đến các biện pháp cưỡng chế. Hệ thống thuế không hạn hẹp trong những yếu tố về kinh tế, xã hội và chính trị. Thuế chỉ là một phương tiện không phải là mục tiêu sau cùng của một quốc gia. Do vậy, nếu hành vi tuân thủ thuế có thể đạt được trên nền tảng thực sự tự nguyện đó là một lợi thế. Mục đích nâng cao nguồn thu thuế phục vụ cho các lợi ích của quốc gia sẽ bị mất đi nhiều nếu hành vi tuân thủ thuế đạt được dưới sự đe dọa của những biện pháp cưỡng chế, và những hình phạt. Nếu những mất mát, chịu đựng của người nộp thuế có liên quan đến việc nâng cao tổng tiền thuế thu được của nhà nước lớn hơn những lợi ích liên quan đến việc chi tiêu tiền thuế thì đó là điều sai lầm.

Cách tiếp cận về hành vi tuân thủ thuế theo James và Alley (1999)

Tuân thủ thuế Cách tiếp cận thứ nhất Cách tiếp cận thứ hai

Dựa vào khái niệm Thâm hụt tiền thuế Dựa vào tự nguyện và qui

định của luật

Định nghĩa Phạm vi hẹp Phạm vi rộng hơn

Tuân thủ thuế Căn cứ vào lý lẽ kinh tế Căn cứ vào lý thuyết hành

vi và hợp tác Liên quan đến các vấn đề Hiệu quả phân phối tài

nguyên

Cơng bằng, bình đẳng, hợp lý

Người nộp thuế được xem như

Tích tốn ích kỷ về những lợi ích và mất mát cá nhân

‘Công dân tốt’

Cách tiếp cận Kinh tế Hành vi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)