Một trong những nguyên tắc chính của việc xây dựng hệ thống thuế là tính cơng bằng theo cả hai chiều ngang (người có cùng thu nhập, hoặc cùng nhóm thu nhập phải
trả cùng một mức thuế) và chiều dọc (tiền thuế phải trả gia tăng với mức thu nhập tính thuế). Cân bằng theo chiều dọc muốn nói lên một điều là người nào có khả năng chi trả tiền thuế nhiều hơn thì nên đóng nhiều hơn những người có khả năng chi trả thấp. Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính cơng bằng là một địi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của Ngành Thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc khơng hài lịng với sự cơng bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính khơng tn thủ.
Vì vậy, sự khơng cơng bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác. Porcano (1984) nhận thấy rằng nhu cầu của người nộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế.
Kirchler và Cộng sự (2008) khi nói đến khía cạnh phân phối cơng bằng cho rằng một cá nhân ln kỳ vọng có được sự cơng bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân như những người khác. Nếu bản thân một người cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của người nộp thuế sẽ giảm. Người nộp thuế muốn có sự cơng bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với những người trong các nhóm thu nhập khác. Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm (Spice và Cộng sự, 1980).
Xét ở mức độ toàn xã hội, kết quả nghiên cứu của Allingham & Sandmo (1972) cho thấy mức độ tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người dân trong xã hội có nhận định rằng hệ thống thuế khơng cơng bằng và hậu quả sẽ là mức độ né tránh thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn. Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế công bằng với mọi
người, với các tầng lớp xã hội, hành vi tuân thủ tự nguyện được ký vọng sẽ lên. Theo Leventhal (1980), cân bằng về mặt qui trình khi các vần đề sau đây được đáp ứng: qui trình phải nhất qn, chính xác, khơng có sai sót, mang tính đại diện cao, có yếu tố đạo đức, và có thể điều chỉnh. Tyler và Lind (1992) bổ sung thêm một số tiêu chí cơng bằng về thủ tục là được cán bộ cơ quan thuế đối xử tơn trọng, tính trung lập của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy của cơ quan thuế, thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cán bộ thuế.
Xét ở khía cạnh xử phạt cơng bằng, việc kiểm tra thuế khơng hợp lý và hình phạt khơng công bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế khơng hài lịng (Spicer và Lundsted, 1976). Khi người nộp thuế có thái độ khơng thiện chí về khía cạnh cơng bằng trong xử phạt có thể dẫn đến hành vi khơng tn thủ và do đó gia tăng mức độ né tránh thuế và làm tăng thêm khoảng cách thuế dự kiến và thực thu.
Đặc tính cơng bằng bị ảnh hưởng bởi mức độ phức tạp của luật pháp, mức độ minh bạch, hiệu quả của thông tin, và cách xử lý kiểm tra, thanh tra chuyên nghiệp và nể trọng. Nhận thức về tính cơng bằng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mà người nộp thuế cảm nhận về hành động của các cán bộ thuế. Người nộp thuế có thể có một cảm nhận được đối xử công bằng từ cán bộ thuế nếu người cán bộ có một cách hành xử tốt, ngay cả khi họ có kết quả khác với kỳ vọng ban đầu. Điều này sẽ đưa đến kết quả là cơ quan thuế nhận ít điều phàn nàn từ phía người nộp thuế. Do vậy, điều quan trọng ở đây là không phải kết quả là tốt hay xấu, mà là cách đối xử có cơng bằng khơng (Wenzel, 2002).