Khung phân tích của trung tâm quản lý và chính sách thuế của OECD (2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 41 - 42)

người nộp thuế về chi tiêu ngân sách và tác động đến hành vi tuân thủ thuế.

2.5 Các khung phân tích về các yếu tố tuân thủ thuế

Phần 2.4 của chương đã trình bày lược khảo về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trong những nghiên cứu có liên quan. Tuy nhiên, các yếu tố này được nghiên cứu trong nhiều khung phân tích khác nhau. Phần sau đây trình bày một số khung phân tích của các tác giả trên thế giới đã áp dụng trong những nghiên cứu.

2.5.1 Khung phân tích của trung tâm quản lý và chính sách thuế của OECD (2010) (2010)

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đưa ra những biện pháp tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện tổng quan và đưa ra kết luận rằng việc hiểu biết tốt hơn về hành vi người nộp thuế được kỳ vọng sẽ

nâng cao vị trí của cơ quan thuế trong việc thiết kế và thi hành những chiến lược hiệu quả nhằm đóng góp vào sự bền vững của hệ thống thuế. Báo cáo nghiên cứu đã sắp xếp các yếu ảnh hưởng thành 5 nhóm sau đây: 1) ngăn cản (yếu tố tranh tra, kiểm tra, rủi ro khi bị phát hiện, mức độ nghiêm trọng của hình phạt); 2) Chuẩn mực xã hội (bao gồm chuẩn mực cá nhân, chuẩn mực xã hội, đạo đức; 3) cơ hội (bao gồm những cơ hội né tránh, và cơ hội tuân thủ như chi phí thực thi thấp, thủ tục đơn giản; 4) Công bằng và niềm tin (bao gồm những yếu tố liên quan đến kết quả và qui trình, niềm tin vào chính phủ và cơ quan quản lý thuế; 5) các yếu tố kinh tế (thuế suất, tình trạng kinh tế của doanh nghiệp, mức thu nhập, mức tiền thuế phải đóng,...)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)