Mối quan hệ giữa kiến thức của người nộp thuế và hành vi tuân thủ thuế đã được minh chứng trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Kiến thức và sự hiểu biết về thuế của người nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính cơng bằng và sự sẵn lòng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế. Kiến thức chủ quan về thuế, tức là sự hiểu biết về thuế của người dân bình thường nhất, rất quan trọng để hiểu tại sao họ lại cư xử như cách họ đã và đang làm (Mohamad Ali & Cộng sự, 2007)
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng kiến thức chung về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu pháp luật và các quy định về thuế, và từ đó tuân thủ thuế tốt hơn. Đặc biệt, những kiến thức về pháp luật thuế khá quan trọng đối với thái độ và mức độ cảm tình đối với nghĩa vụ thuế (Singh, 2003). Eriksen & Fallan (1996) cho rằng kiến thức tài chính có tương quan với thái độ thuế và hành vi về thuế có thể được cải thiện bằng một sự hiểu biết về thuế tốt hơn.
Hệ thống tự khai tự nộp địi hỏi người nộp thuế có đủ kiến thức và đủ năng lực để am hiểu về thuế. Một số vấn đề liên quan đến thuế như kiến thức thuế hoặc nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế đều tác động đến hành vi né tránh thuế. Kiến thức chuyên sâu về thuế kết hợp với những hiểu biết các quy định về thuế, cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp thuế xác định được hậu quả kinh tế những việc làm của họ nếu trốn thuế mà bị phát hiện. (Jackson & Milliron, 1986)