Số liệu và thiết kế bảng phỏng vấn để thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 45 - 46)

Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài bao gồm 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ cơ quan hành chính, thuế tại An Giang nhằm cung cấp thông tin và mô tả một số điểm liên quan về tình hình đóng thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trân địa bàn tỉnh. Nguồn số liệu chính để sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu sơ cấp thu thập từ các doanh nghiệp thông qua bảng phỏng vấn.

Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế thành 2 phần: Phần thứ nhất là thông tin về niềm tin, thái độ và hành vi tuân thủ thuế được sắp xếp theo từng yếu tố đã nêu trong mơ hình; phần thứ 2 là một số thơng tin cá nhân và đặc điểm nhân chủng học của người trả lời. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế trong nghiên cứu này chủ yếu là yếu tố định tính. Những niềm tin, thái độ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, và sau cùng là ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Những yếu tố này thì khơng giống nhau giữa các thành viên trong xã hội. Người được phỏng vấn được mời trả lời cho biết quan điểm của mình về thái độ của mình về hệ thống thuế tại An Giang và mức độ tuân thủ thuế của bản thân doanh nghiệp.

Các câu hỏi (items) được định lượng qua thang đo Likert 5 mức độ. Câu trả lời bao gồm hai thể loại. Thể loại 1 là thể hiện ý kiến từ rất không đồng ý (giá trị 1) đến hoàn toàn đồng ý (giá trị 5); giá trị 3 là trung lập.

1: Hoàn toàn khơng đồng ý (phát biểu hồn tồn sai)

2: Tương đối không đồng ý (phát biểu sai, nhưng chưa đến mức sai hồn tồn) 3: Trung lập (Khơng đồng ý, cũng khơng phản đối)

5: Hồn tồn đồng ý (phát biểu hoàn toàn đúng)

Thể loại trả lời thứ 2 là thể hiện ý kiến hoàn toàn chấp nhận (giá trị 3) đến hồn tồn khơng chấp nhận được (giá trị 5).

1. Hoàn toàn chấp nhận được 2. Có phần nào đó chấp nhận được

3. Trung lập (khơng chấp nhận/khơng phản đối)

4. Phần nào đó khơng thể chấp nhận 5. Hoàn tồn khơng chấp nhận được Cũng trên nền tảng của thang đo này, liên quan đến tuân thủ thuế, các trả lời có giá trị 1, 2 được giả định là có thái độ khơng ủng hộ và gán là không tuân thủ; giá trị 4, 5 được xem là có thái độ tích cực và hành vi tuân thủ thuế cao; và giá trị 3 là trung dung, không chắc chắn giữa tuân thủ hay không (Nugi, 2013).

Mỗi một yếu tố là một thang đo đại diện cho một cấu trúc. Các biến quan sát (items) được trích từ ghiên cứu, khảo sát của Ken (2008); OECD (2010), ATO (2010) Nicoleta (2011); ITC (2013), Nugi (2013). Đề tài mang tính chất nghiên cứu ứng dụng, do vậy các câu hỏi trong các nghiên cứu và khảo sát này được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bước tiếp theo là kiểm tra lại mức độ trong sáng về tiếng Việt của các câu hỏi thông qua thảo luận với cán bộ tại Chi cục thuế Châu đốc, và giảng viên hướng dẫn trước khi khảo sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)