Niềm tin vào hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 70 - 75)

4 Không khai báo đầy đủ thu nhập của

4.9 Niềm tin vào hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế

Cùng với nhận thức về công bằng, niềm tin vào hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế là một yếu tố quan trọng giúp cho cơ quan thuế có nhiều nỗ lực để giảm thiểu mức độ né tránh thuế. Một trong những điểm cơ bản để tạo niềm tin là lập phương án thu thuế minh bạch và nhấn mạnh cho được tính cơng bằng trong việc thu này (Keith, 2012). Niềm tin vào hoạt động của cơ quan thuế được đo qua thang đo gồm 8 câu hỏi. Phân tích cụ thể từng đánh giá của các doanh nghiệp về vấn đề này cho thấy các điểm nổi bật sau đây.

Cơ quan thuế tại An Giang được đánh giá là có thái độ cư xử chuẩn mực, tơn trọng người nộp thuế với số người trả lời đồng ý với nhận định này (86% ý kiến trả lời đồng ý và rất đồng ý). Chỉ 8.76% cịn đang trong tình trạng trung dung, chưa quyết định được (hình 4.12). Chính từ cảm nhận được đối xử trân trọng, cán bộ thuế đã thu nhận được niềm tin của người nộp thuế (hình 4.13) và gia tăng mức độ tuân thủ. Ý kiến trả lời này cho kết quả tương tự như lý thuyết và kết quả của Keith (2012). Tuy nhiên, chỉ có 65% ủng hộ và cho thấy thái độ tuân thủ của họ là lớn; 35% cịn lại cho có thái độ ít tn thủ khi họ khơng tin vào cán bộ thuế thu đủ số tiền cần phải nộp.

Hình 4.13 Niềm tin của doanh nghiệp vào cán bộ cơ quan thuế (%)

Niềm tin vào cán bộ tại cơ quan thuế có kiến thức chun mơn để giải quyết các nghiệp vụ thuế doanh nghiệp (hình 4.14) cho kết quả khá tương tự như trong phần 4.nêu trên là cán bộ cơ quan thuế có kiến thức nghiệp vụ tốt hơn là cán bộ tại các doanh nghiệp. Kiến thức hiểu biết của cán bộ thuế rất quan trọng để giải quyết các việc liên quan đến khai báo thuế, hoàn thuế,…Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 17% người trả lời không đồng ý điều này đối với cơ quan thuế mà họ tiếp xúc tại An Giang. Chỉ 75% số người trả lời là có niềm tin vào kiến thức để giải quyết chuyên môn của cán bộ thuế. Do vậy, chú ý nâng cao kiến thức thuế cho cán bộ thuế là điều cần thiết trong thời gian tới.

Hình 4.14 Niềm tin vào kiến thức chuyên môn của cán bộ cơ quan thuế (%)

Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế giữa cá nhân, doanh nghiệp, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và

người nộp thuế cảm nhận rằng chính sự khơng hài lịng với sự cơng bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng mức độ không tuân thủ. Thiết kế phát triển hệ thống thuế về khía cạnh cơng bằng có thể đánh giá trên hai khía cạnh: cơng bằng theo chiều ngang (nghĩa là người hoặc doanh nghiệp có thu nhập như nhau thì phải trả cùng một mức thuế); và thứ 2 là công bằng theo chiều dọc (tiền thuế nộp phải tăng khi cơ sở tính thuế tăng). Cơ sở chính của cơng bằng theo chiều dọc là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn thì nên đóng nhiều thuế hơn so với những người khác (Palil, 2010). Kết quả khảo sát (hình 4.15) cho thấy 41,33% người trả lời rất tin tưởng và 20% người tương đối tin tưởng ngành thuế thu đúng số thuế phát sinh, điều này là phần thưởng lớn cho ngành thuế An Giang trong việc thực hiện công bằng trong thực thi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, chỉ có 24 % người trả lời là khơng tin tưởng, điều này cũng cho thấy ngành thuế An Giang cung cấp dịch vụ thuế co hiệu quả.

Hình 4.15 Niềm tin vào cơ quan thuế đã thu nhiều hơn số cần thiết (%)

Tính hiệu quả của ngành thuế cịn thể hiện qua trình độ chun nghiệp của cán bộ thuế. Kết quả của (hình 4.16) cho thấy đánh giá của người được phỏng vấn đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý cán bộ thuế An Giang giải quyết nghiệp vụ thuế nhanh chóng với tỷ lệ 70%, Thuế An Giang cung cấp dịch vụ thuế tốt. Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tại cơ quan thuế cũng được sự đánh giá cao của người được phỏng vấn với gần 60% ý kiến đồng ý. Với số lượng 32% còn chưa quyết định, cho thấy còn nhiều điều cơ quan thuế cần phải cải thiện những cách thức để người nộp thuế thuận tiện và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ (hình 4.17).

Hình 4.17 Doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ nộp thuế (%)

Tuy nhiên, cách thức đối xử công bằng đối với người nộp thuế thể hiện trong (hình 4.18) thì chỉ hơn 46% người phỏng vấn đồng ý, 33,33% lưỡng lự, chưa quyết định được, và trong khi đó vẫn cịn 20% người hồn tồn khơng đồng ý, cho thấy niềm tin về đối xử cơng bằngcủa cơ quan thuế cịn hạn chế cần phải tháo gỡ, nhất là về mặt chính sách thuế, để từ đó người nộp thuế sẽ chấp nhận các quyết định của cơ quan thuế.

Sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp. Có nhiều mục hỏi về niềm tin của doanh nghiệp đối với hoạt động và dịch vụ nhận được tại cơ quan thuế. Trong đó, có mục đánh giá tổng qt về dịch vụ ‘Tơi hài lòng với chất lượng dịch vụ do chi cục thuế cung cấp’ với mức đồng ý từ thấp đến cao. Kết quả trình bày trong bảng 4.7 được phân theo độ tuổi và giới tính của người trả lời cho thấy khoảng 92% người trả lời à khá hài lòng hoặc rất hài lòng với dịch vụ của cơ quan thuế cung cấp. Đây là một đánh giá khá tốt của người dân đối với một cơ quan quản lý nhà nước trên tiến trình cải cách hành chính. Kết quả kiểm định Chi bình phương (χ2 = 0.73 ns) cho thấy khơng có mối quan hệ giữa độ tuổi và mức hài lòng về chất lượng dịch vụ. Tương tự như vậy kết quả kiểm định Chi bình phương (χ2 = 0.17 ns) cũng cho thấy rằng mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ và giới tính khơng có quan hệ nhau.

Bảng 4.7: Mức độ hài lòng chung về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế

Nhóm đánh giá Rất không đồng ý Tương đối không đồng ý Trung lập Tương đối đồng ý Khá đồng ý Rất đồng ý Tuổi dưới 40 3 0 4 30 37 74 % 4.05 0.00 5.41 40.54 50.00 100 Tuổi trên 40 3 1 2 28 42 76 % 3.95 1.32 2.63 36.84 55.26 100

Nam 3 0 3 33 29 68 % 4.4 0.0 4.4 48.5 42.6 100 Nữ 3 1 3 25 50 82 % 3.66 1.22 3.66 30.49 60.98 100 Tổng cộng 6 1 6 58 79 150 % 4.00 0.67 4.00 38.67 52.67 100

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)