Tính đơn giản của việc kê khai thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 36 - 37)

Mức độ dơn giản, dễ hiểu , dễ áp dụng của việc kê khai thuế là một trong những yếu tố phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Sự phức tạp của hệ thống thuế bao gồm kê khai và hoàn thuế làm giảm mức sẳn lòng chi trả tiền thuế của người nộp thuế. Trong bối cảnh của hành vi tuân thủ thuế, mức độ phức tạp có thể được thấy trên các khía cạnh như quá nhiều chi tiết trong luật thuế, quá nhiều loại thuế, nhiều cách tính tốn khác nhau, và cần quá nhiều thời gian. Cách thức khai báo cần tạo điều kiện dễ dàng cho người nộp thuế có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác định chính xác tiền thuế phải nộp, tránh dẫn đến việc không khai báo thuế (Clotfelter, 1983). Tổ chức OECD (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước cịn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là mãnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình cịn yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và hệ thống thuế cịn khá phức tạp.

Mức độ phức tạp của thủ tục thuế đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tại nhiều quốc gia phát triển. Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, đòi hỏi tối thiểu đặt ra là tờ khai thuế phải đơn giản bởi vì người nộp thuế đến từ nhiều thành phần khác nhau, trình độ giáo dục khác nhau, thu nhập và quan trọng nhất là mức độ am hiểu kiến thức thuế là khác nhau. Để hỗ trợ người nộp thuế hồn thành chính xác tờ khai thuế, cơ quan thuế nên tiến đến việc xây dựng tờ khai thuế đơn giản nhưng đầy đủ. Đan Mạch, Canada và New Zealand là những quốc gia đi đầu trong việc đưa ra tờ khai thuế đơn giản bằng cách giảm số trang cho đơn giản và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế (Mohani, 2001).

Silvani & Baer (1997) cho rằng tờ khai thuế đơn giản sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hồn thành tờ khai thay vì phải tiếp cận và nhờ sự tư vấn của các công ty tư vấn thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí tn thủ. Ngồi ra, một số nghiên cứu cũng chứng minh giữa tính phức tạp trong các yêu cầu khai báo với những lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra thuế là có quan hệ mật thiết với nhau (Long, 1988). Nếu cơ quan thuế phát hiện nhiều lỗi sai trên tờ khai thuế, và những lỗi này lặp lại trong nhiều năm ở những người nộp thuế khác nhau, điều đó có nghĩa là cách diễn đạt và câu văn trong tờ khai ít nhiều mang một phần lỗi nào đó. ). Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hồn thành chính xác tờ khai thuế. Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thơng tin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng và tuân thủ thuế tốt hơn (Wartick, 1994).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)