Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43 - 48)

2.3.1 .Khái niệm hành vi người tiêu dùng

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương Việt

Thương Việt Nam giai đoạn 2012-2015

Thanh tốn bằng thẻ tín dụng đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 10 năm trở lại đây, tuy nhiên sự quan tâm của khách hàng đối với hình thức thanh tốn thơng minh này trên thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Thực tế này đang dần thay đổi nhờ nỗ lực mở rộng thị trường và cải thiện sức hấp dẫn của thẻ tín dụng của các ngân hàng Việt Nam. Tại những nước tiên tiến ngay trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, hay Singapore, thẻ tín dụng là vật bất ly thân của người tiêu dùng. Khác với thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng có một lợi ích khơng thể so sánh là cho phép người dùng thẻ vay tiền ngân hàng để sử dụng, sau đó trả dần. Điều này đặc biệt hữu ích trong những trường hợp cần tiền mặt đột xuất, khi đau ốm hay cần mua ngay một món hàng trị giá lớn. Ngồi ra, dùng thẻ tín dụng cịn rất nhiều lợi ích như: gọn nhẹ, an tồn hơn dùng tiền mặt, được ưu đãi giảm giá, được tham gia khuyến mãi đặc biệt của ngân hàng… Ở Việt Nam, mặc dù thị trường thẻ ngân hàng đang phát triển mạnh nhưng thẻ tín dụng vẫn chưa được nhiều người dân Việt Nam biết đến và sử

lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự nỗ lực và hết sức cố gắng của lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch và dịch vụ Ngân hàng trên toàn quốc VCB tự hào là một trong những nhà băng cung cấp dịch vụ bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng đối với cá nhân và tổ chức.

3.2.1. Hoạt động phát hành thẻ

Thẻ được xem là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, từ đó, có thể nhanh chóng mở rộng thị phần bán lẻ. Vì thế, với chiến lược đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hàng trăm loại thẻ thương hiệu khác nhau đã được tung ra thị trường. Có thể thấy rằng cuộc chạy đua phát hành thẻ giành thị phần trên thị trường thẻ diễn ra rất khốc liệt. Vietcombank khơng năm ngồi xu thế đó. Trong những năm qua hoạt động phát hành thẻ có xu hướng tăng trưởng ổn định, thương hiệu thẻ tín dụng VCB đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thẻ tín dụng Việt Nam.

Bảng 3.2. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng Vietcombank Năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Số lượng thẻ 382,640 497,551 653,537 786,320

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh VCB

Trong những năm gần đây hoạt động phát hành thẻ của Vietcombank đã có nhiều bước phát triển mới và đầy thách thức. Nếu trong năm 2012,Vietcombank phát hành được 382,640 thẻ, đến năm 2013 phát hành được 497,551 thẻ và đến hết năm 2014 ước tính đã phát hành được 653,537 thẻ. Tính đến hết ngày 31/12/2015, VCB đã phát hành 786,320 thẻ. Số lượng thẻ tín dụng được phát hành ngày càng tăng, tính đến hết ngày 31/12/2015, VCB đã phát hành 786,320 thẻ tăng 20,32% so với năm 2014, và tăng 105% so với năm 2012. Số thẻ tín dụng tăng đồng nghĩa với việc thanh tốn bằng tiền mặt sẽ giảm xuống. Điều đó cho thấy rằng số lượng thẻ tín dụng tăng đã tác động đến cơng tác thanh tốn. Có thể nói ngày nay danh từ “thanh tốn khơng dùng tiền mặt ” đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam bởi sự tiện ích của nó và thẻ tín dụng lả một hình thức được khách hàng ưa chuộng. Sở

dĩ có sự tăng mạnh mẽ như vậy là do chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đa dạng chủng loại thẻ thành phần bao gồm: American Express, Visa, MasterCard, JCB và UnionPay.

Mỗi loại thẻ, hạng thẻ có các tiện ích khác nhau, đồng thời Vietcombank đã liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Các ĐVCNT tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân các cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Bảng 3.3. Số lượng điểm giao dịch ATM và máy POS toàn quốc Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Số lượng ATM 1,835 1,917 2,127 2,346

Số lượng POS 32,178 42,238 55,576 69,347

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh VCB

Việc sử dụng thẻ tín dụng đã phần nào làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, cho thấy xu hướng này đang ngày càng phát triển. Có thể nhận thấy rằng các sản phẩm thẻ tín dụng ngày càng được chun biệt hóa dành cho từng nhóm khách hàng cụ thể, với các hạng thẻ: chuẩn, vàng, platinum. Thị trường thẻ ngày càng khốc liệt trong sự đa dạng hóa sản phẩm, tiện ích, dịch vụ, phí, lãi suất,… Trong bối cảnh hiện nay VCB đang phải đối mặt với các đối thủ đáng gờm như BIDV, Sacombank, Maritime Bank, ACB… Những ngân hàng này lần lượt thay nhau trở thành các ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Bên cạnh đó là những ngân hàng hàng đầu Châu Á và trên thế giới về lĩnh vực thẻ như ANZ, HSBC, Standard Chartered Bank, Shinhan Bank…. Tuy nhiên rào cản đối với thẻ tín dụng trước tiên phải kể đến tâm lí e ngại, chưa quen với việc “thanh toán trước trả sau” của người dân. Mạng lưới hạ tầng phục vụ thanh toán bằng thẻ chưa phát triển, chủ yếu chỉ bao phủ ở các trung tâm thương mại, khách sạn… cũng đang là một hạn chế đối với sự phổ biến của thẻ tín dụng. Trong khi đó, rất nhiều người dân mong muốn được sở hữu thẻ tín dụng thì lại gặp phải trở ngại từ yêu cầu thủ tục. Việc bảo mật

thông tin của ngân hàng cho chủ thẻ tín dụng vẫn khá lỏng lẻo. Thanh tốn bằng thẻ tín dụng tại các điểm mua hàng, trung tâm thương mại hiện không cần chứng minh nhân thân. Chủ thẻ khi có nhu cầu thanh toán bằng thẻ chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên thanh toán để cà thẻ qua máy POS. Những rủi ro đối với thẻ tín dụng khơng chỉ riêng chủ thẻ phải gánh, mà các ngân hàng cũng khó tránh.

3.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ

Sự gia tăng về nhu cầu sử dụng thẻ là do nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường và do những nỗ lực của cán bộ nhân viên nghiệp vụ thẻ, giao dịch viên, đội ngũ chăm sóc khách hàng trong tồn hệ thống. Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ thẻ tín dụng mang lại cho hệ thống là không nhỏ trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 3.4. Hoạt động thanh toán thẻ của Vietcombank ĐVT: triệu USD ĐVT: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Doanh số thanh toán 1,185.0 1,502.6 1,760.3 2,103.5

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh VCB

Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu thẻ tín dụng của Vietcombank tăng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: doanh thu thẻ tín dụng năm 2012 là 1,185 triệu USD, đến năm 2013 là 1,502.6 triệu USD, tăng so 26.80% với năm 2012 và đến hết năm 2014 doanh thu thẻ tín dụng là 1,760.3 triệu USD, tăng 17.15% so với năm 2013. Đến năm 2015 doanh thu thẻ tín dụng của Vietcombank đạt 2,103.5 triệu USD vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 19.50%. Qua đây có thể thấy rằng doanh thu có thể đang tăng về mặt giá trị, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng của VCB lại có xu hướng giảm từ 26.80% (2013) xuống cịn 19.50% trong năm 2015, duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình qua các năm 21.15%. Như vậy kết quả này là một điều đáng mừng, xứng đáng với thương hiệu VCB song cũng là những thách thức cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian tới.

Sự an toàn, linh hoạt, tiện lợi của thẻ tín dụng ngày càng thu hút các khách hàng đến với thẻ tín dụng, đặc biệt đến với hệ thống VCB trên toàn quốc. Tuy nhiên do yêu cầu cao về tính cạnh tranh VCB đã nổ lực khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, đa dạng hóa sản phẩm thẻ nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn. VCB hiện nay đang chú trọng đầu tư gia tăng lợi nhuận của mình thơng qua hình thức thẻ tín dụng – một hình thức cho vay tuy mới mẻ nhưng đã đem lại những dấu hiệu khả quan cho hoạt động kinh doanh.

3.2.3. Hoạt động tín dụng về thẻ

Như một sự tất yếu, ngày nay cho vay luôn là hoạt động lớn nhất của mỗi Ngân hàng, mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Hiện nay hệ thống VCB cho vay các khách hàng với nhiều hình thức như cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi… nhưng cho vay từ thẻ tín dụng mà ngân hàng mới áp dụng và ngày càng thu được nhiều thành công.

VCB vẫn chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “An toàn- hiệu quả” và cho vay thẻ tín dụng đã làm giảm bớt một số thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian hơn so với cho vay thơng thường khác, chính vì vậy cho vay bằng thẻ tín dụng ngày càng tăng. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ, chính sách tín dụng, chất lượng tiện ích thẻ chưa có sự khác biệt cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trong lĩnh vực bán lẻ như ACB, SCB, Maritime Bank, thị phần thẻ tín dụng của VCB đang đứng trước thách thức sụt giảm rất lớn trong tương lai gần. Do đó VCB cần chủ động hơn việc thực hiện các biện pháp khuyếch trương, tìm kiếm các khách hàng mới nên cho vay từ thẻ tín dụng ngày càng có vị thế trong hoạt động tín dụng nói chung.

Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng làm tăng trưởng lượng vốn huy động của ngân hàng. Khi có giao dịch phát sinh ngân hàng sẽ dựa trên căn cứ của các cơ sở chấp nhận thẻ để ghi có vào tài khoản tiền gửi của điểm tiếp nhận thẻ, điều đó làm tăng trưởng vốn quỹ. Tuy nhiên ở đây chúng ta đề cập đến sự gia tăng vốn quỹ thơng qua việc chủ thẻ thanh tốn nợ cho VCB.

Nợ xấu thẻ tín dụng ln nằm dưới ngưỡng 0,5% và chỉ nằm ở nợ nhóm 2. Nguyên nhân đa phần ở sự chủ quan từ khách hàng khi không để ý thời điểm đến hạn thanh toán. Việc đơn đốc giúp khách hàng khơng rơi vào tình trạng nợ xấu là sự nỗ lực khơng ngừng của tồn bộ Ban lãnh đạo và đặc biệt là các cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ phận thẻ.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một thực tế là kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong ba năm vừa qua còn song hành với cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong dịch vụ thẻ đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)