Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 67)

2.3.1 .Khái niệm hành vi người tiêu dùng

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết

4.4.4.1. Phân tích tương quan

Luận văn sử dụng hệ số tương quan tuyến tính r theo Karl Pearson (1897) để kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập là và biến phụ thuộc: Mức độ tin cậy (CR), Ảnh hưởng xã hội (AF), Chính sách ngân hàng (PL), Sự thuận tiện (CV),

dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (DE) là các giá trị trung bình của nhóm yếu tố được điều chỉnh là giá trị dùng để thực hiện phân tích sự tương quan, kiểm định mơ hình hồi quy và các kiểm định khác. Sử dụng phần mềm SPSS 22 Kiểm định Linear:

Bảng 4.11. Phân tích tương quan

Decision Credible Affect Policy Convinience Customer Attitude

Decision 1 .397 ** .469** .504** .364** .424** .207** .000 .000 .000 .000 .000 .000 Credible .397** 1 .444** .232** .012 .246** .033 .000 .000 .000 .813 .000 .516 Affect .469** .444** 1 .202** .176** .252** .120* .000 .000 .000 .000 .000 .016 Policy .504 ** .232** .202** 1 .241** .206** .129** .000 .000 .000 .000 .000 .010 Convinience .364 ** .012 .176** .241** 1 .155** .042 .000 .813 .000 .000 .002 .403 Customer .424 ** .246** .252** .206** .155** 1 .134** .000 .000 .000 .000 .002 .007 Attitude .207 ** .033 .120* .129** .042 .134** 1 .000 .516 .016 .010 .403 .007

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Các hệ số tương quan cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Các giá trị sig đều nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận rằng chúng đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, do trong phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả đã chọn phương pháp Principal Component với phép xoay Varimax, vì vậy các biến độc lập trong mơ hình khơng tương quan nhau vì nếu tương quan sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.4.4.2. Phân tích hồi quy

Nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình đề nghị trong chương 3, tác giả tiến hành chạy hồi quy với biến phụ thuộc (Dependent) là Mức độ tin cậy (CR), Ảnh hưởng xã hội (AF), Chính sách ngân hàng (PL), Sự thuận tiện (CV), Chăm sóc khách hàng (CC), Thái độ sử dụng (AT) và quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (DE) là các giá

trị trung bình của nhóm yếu tố sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Enter/Remove bằng phần mềm SPSS IBM 22 kết quả như sau:

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Để đánh giá sự phù hợp của mơ hình ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh thay cho hệ số xác định R2. Bởi lẽ, giá trị R2 sau khi hiệu chỉnh sẽ nhỏ hơn và phản ánh thực tế hơn hệ số xác định R2. Kết quả phân tích cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.510 tức là 51% sự biến thiên của yếu tố phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình.

Bảng 4.12 Hệ số xác định R2 hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Change Statistics Durbin- Watson R bình phương thay đổi F thay đổi df1 df2 Sig. F thay đổi 1 .720a .518 .510 .66690 .518 70.330 6 393 .000 2.073

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình ta sử dụng các cơng cụ kiểm định F và kiểm định t. Để có thể suy mơ hình này thành mơ hình của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thơng qua phân tích phương sai.

Giả thuyết H0 là βk = 0. Ta có Sig. Của F = 0,00 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0.

Như vậy, điều này có nghĩa là kết hợp của các biến thể hiện có trong mơ hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc hay nói cách khác có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Bảng 4.13. Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa ANOVAa Mơ hình Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Sig. 1 Regression 187.676 6 31.279 70.330 .000b Residual 174.788 393 .445 Total 362.464 399

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Để đảm bảo các biến độc lập đều thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta tiến hành kiểm định t. Với giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk = 0 và với độ tin cậy 95%. Dựa vào bảng kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter, ta có mức giá trị Sig của 06 yếu tố: Mức độ tin cậy, Ảnh hưởng khách hàng, Chính sách ngân hàng , Sự thuận tiện, Chăm sóc khách hàng, Thái độ sử dụng có giá trị sig < 0,05 nên bác bỏ giả thiết H0: 06 yếu tố này khơng giải thích được cho biến phụ thuộc.

Kiểm tra đa cộng tuyến và tự tương quan

Ngoài ra để đảm bảo mơ hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến và tự tương quan. Để dị tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số VIF. Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1. Hệ số VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến.

Tra bảng thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát bằng 400 và số biến độc lập là 06 ta có du = 1,76. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (du, 4 – du) hay trong khoảng (1.78, 2.24) thì ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Kết quả kiểm định Durbin-Waston cho giá trị d = 2.073 nằm trong khoảng cho phép. Ta có thể kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình biến phụ thuộc quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Bảng 4.14. Kiểm tra đa cộng tuyến

Mơ hình

Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận

của biến

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Credible .754 1.327 Affect .750 1.333 Policy .864 1.157 Convinience .904 1.106 Customer .878 1.139 Attitude .963 1.039 Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

Như vậy mơ hình hồi quy xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mơ hình.

Kiểm định về liên hệ tuyến tính phương sai bằng nhau

Chúng ta xem xét đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã chuẩn hóa và giá trị dự đốn đã chuẩn hóa mã hồi quy cho ra để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai khơng đổi có thỏa mãn hay khơng.

Hình 4.2. Biểu đồ phân tán phần dư

Dựa vào Hình 4.2, có thể nhận thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng nào cả. Do đó giả định về liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau của hồi quy thứ nhất không bị vi phạm.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, tác giả nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát phân phối của phần dư bằng phương pháp xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram.

Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS

Dựa vào Hình 4.3, có thể nhận thấy, biểu đồ có dạng hình chng. Giá trị trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev là 0,989 gần bằng 1. Như vậy có thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.

Giải thích mơ hình

Bảng 4.15. Hệ số của mơ hình hồi quy

Mơ hình

Phương sai chưa chuẩn hóa

Phương sai chuẩn

hóa

T Sig.

Đo lường đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Tolerance Hệ số phóng đại phương sai VIF (Constant) -1.040 .227 -4.575 .000 Credible .144 .036 .163 4.045 .000 .754 1.327 Affect .236 .041 .231 5.702 .000 .750 1.333 Policy .321 .039 .312 8.288 .000 .864 1.157 Convinience .213 .038 .209 5.668 .000 .904 1.106 Customer .248 .043 .216 5.788 .000 .878 1.139 Attitude .106 .040 .096 2.675 .008 .963 1.039

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Với các hệ số VIF trong bảng phân tích Coefficientsa có giá trị nhỏ hơn 10 do vậy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình hồi quy kiểm định các yếu tố. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành mơ hình hồi quy đánh giá quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Qua bảng hệ số của mơ hình hồi quy (bảng 4.15), ta thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mơ hình được thể hiện trong phương trình sau:

Quyetdinh=0.144 Credible +0.236Affect+0.321Policy+0.213Convinience+ 0.248 Customer+0.106Attitude-1.040

Theo phương trình trên cho thấy 06 yếu tố đều có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Chính sách ngân hàng (Policy) giải thích 32.1% ý nghĩa của mơ hình hồi quy với β3=0.321, yếu tố chăm sóc khách

tích cực đến biến phụ thuộc , cịn yếu tố Ảnh hưởng (Affect) tác động mạnh thứ ba sau yếu tố chăm sóc khách hàng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với β2=0.236 giải thích 23.6% tác động của yếu tố này đến biến phụ thuộc. Yếu tố sự thuận tiện (Convinience) tác động tích cực và giải thích tốt khơng kém các biến khác với β4=0.213. Còn yếu tố sự tin cậy và thái độ sử dụng tác động tích cực đến mơ và giải thích lần lượt 14.4% và 10.6% ý nghĩa của mơ hình. Đồng thời, kết quả phân tích cho thấy sig của 06 thành phần đều nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận 06 thành phần này tất cả có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố trên giải thích 51% ý nghĩa của mơ hình hồi quy Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Để xem xét các yếu tố của mơ hình có thực sự tác động đến hành vi yếu tố tạo động lực hay không, tác giả tiến hành kiểm định cặp giả thiết sau với mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định cho các giá trị như sau:

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định cặp giả thiết

TT Yếu tố B Sig. Kết luận Dấu tác

động 1. Credible .144 .000 < 5%, Chấp nhận Ho => Yếu tố 1 tác động + 2. Affect .236 .000 < 5%, Chấp nhận Ho => Yếu tố 2 tác động + 3. Policy .321 .000 <5%, chấp nhận Ho => Yếu tố 3 tác động + 4. Convinience .213 .000 < 5%, chấp nhận Ho => Yếu tố 4 tác động + 5. Customer .248 .000 <5%, chấp nhận Ho => Yếu tố 5 tác động + 6. Attitude .106 .008 <5%, chấp nhận Ho => Yếu tố 6 tác động +

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

4.4.5 Kiểm định sự khác biệt

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy mơ hình Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam. Tác giả tiến hành phân tích Independent Sample Test. Điều kiện để có sự khác biệt là Sig (2-tailed) nhỏ hơn 0.05.

Bảng 4.17. Kiểm định Independent Sample Test

F Sig. Sig. (2-tailed)

Decision .005 .943 .121 .120 Credible .269 .605 .014 .015 Affect .542 .462 .485 .486 Policy .049 .824 .073 .072 Convinience .015 .901 .447 .446 Customer 1.961 .162 .477 .479 Attitude .942 .332 .013 .014

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Như vậy quả bảng số liệu thống kê cho thấy các yếu tố trong sự đánh giá của hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều có Sig (2-tailed) lớn hơn 0.05. Do đó hầu hết khơng có sự khác biệt khách hàng khi đánh giá các yếu tố và quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên có sự khác biệt về đánh giá đối với thái độ sử dụng và sự tin cậy.

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Để đánh giá toàn diện hơn sự khác biệt của đối tượng điều tra tác giả kiểm định One Way Anova sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ, mức thu nhập, nghề nghiệp đối với yếu tố ảnh hưởng và quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng. Điều kiện để có sự khác biệt là Sig (2-tailed) nhỏ hơn 0.05.

Bảng 4.18. Kiểm định One Way Anova

Giới tính Mức thu nhập Trình Độ Nghề nghiệp Độ tuổi

F Sig. F Sig. F Sig. F Sig. F Sig.

Decision 2,417 0,121 0.791 0.499 0.525 0.665 1.977 0.068 0.32 0.811 Credible 6,04 0,014 0.201 0.896 2.544 0.056 1.245 0.282 1.838 0.14 Affect 0,489 0,485 1.276 0.282 1.581 0.194 1.745 0.109 0.396 0.756 Policy 3,233 0,073 0.347 0.791 0.692 0.558 2.054 0.058 0.823 0.482 Convinience 0,507 0,477 0.588 0.623 2.035 0.108 1.24 0.285 2.801 0.04 Customer 0,58 0,447 1.416 0.238 4.64 0.003 1.507 0.175 1.147 0.33 Attitude 6,193 0,013 1.692 0.168 0.199 0.897 1.977 0.068 5.649 0.001

Nguồn: Kết quả nghiên cứu SPSS

Qua kết quả tổng hợp bảng phân tích cho thấy các đối tượng điều tra có độ tuổi khác nhau thì đánh giá về quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng vẫn tồn tại sự khác biệt. Đối với phân nhóm đối tượng khảo sát theo nhóm giới tính có sự đánh giá khác nhau đối với yếu tố độ tin cậy và thái độ. Theo phân nhóm theo nhóm trình độ thì có sự khác biệt đánh giá yếu tố độ tin cậy và chăm sóc khách hàng. Đối với phân nhóm theo tuổi thì có sự khác biệt đánh giá đối với yếu tố sự thuận tiện và yếu tố thái độ. Khơng có sự khác biệt giữa phân nhóm đối tượng khách hàng theo mức thu nhập và nghề nghiệp khi đánh giá các yếu tố và quyết định sử dụng thẻ tín dụng NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

4.5. Phát hiện và kết quả nghiên cứu

4.5.1. Phát hiện nghiên cứu

Từ kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu ta thấy khi áp dụng mơ hình cho nghiên cứu các thang đo (câu hỏi điều tra) trong điều kiện nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cho thấy khơng hình thành những khái niệm khác so với mơ hình gốc Wendy Ming‐Yen Teoh, Siong‐Choy Chong, Shi Mid Yong (2013), Arpita Khare, Anshuman Khare, Shveta Singh, (1993). Có thể thấy trong nghiên cứu

này đối với những mơi trường văn hóa ,trình độ nhận thức khác nhau, kinh nghiệm, thời điểm nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực nghề nghiệp kinh doanh đặc thù, mục đích sử dụng và những yêu cầu cao hơn về dịch vụ thẻ tín dụng… Có thể có những ảnh hưởng đánh giá khách hàng đối với các yếu tố ảnh hưởng và quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Những yếu tố có thể có ảnh hưởng đối với đối tượng khách hàng này nhưng lại khơng có ảnh hưởng đối với đối tượng khác hoặc cách hiểu về các khái niệm đối với quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng có sự khác biệt. Mơ hình nghiên cứu ban đầu về quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bao gồm: Mức độ tin cậy, Ảnh hưởng xã hội, Chính sách ngân hàng, Sự thuận tiện, Chăm sóc khách hàng, Thái độ sử dụng. Sau khi phân tích độ tin cậy thang đo Cronh’s bach Alpha, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mơ hình và phân tích mơ hình hồi quy thì các khái niệm về các yếu tố tác động quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại hệ thống ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)