7. Kết cấu của luận văn
1.5 Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợ
tại các ngân hàng thƣơng mại
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Nhiều nghiên cứu trước đây phân tích tỷ suất sinh lợi thông qua các tỷ số ROA, ROE. Dù nghiên cứu từng nước riêng lẻ hay một nhóm nước, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng bao gồm nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô. Nhân tố nội tại là các nhân tố thuộc bản thân các ngân hàng, liên quan đến quản trị của ngân hàng, là đặc điểm riêng mỗi ngân hàng nhưng có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Các nhân tố nội tại thường được các nghiên cứu sử dụng là các chỉ số tài chính của ngân hàng gồm: quy mơ tài sản, vốn chủ sở hữu, hiệu quả chi phí, thanh khoản, cho vay khách hàng,… Các nhân tố vĩ mô bao gồm các nhân tố liên quan đến nền kinh tế và môi trường pháp lý. Tùy theo bản chất và mục đích của nghiên cứu, có thể sử dụng các chỉ số như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực, lạm phát, khủng hoảng tài chính...
1.5.1 Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008)
Hai tác giả Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á, cụ thể là Philippines với dữ liệu của 24 ngân hàng trong giai đoạn từ 1990-2005, qua đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Nghiên cứu của nhóm tác giả đo lường tỷ suất sinh lợi thông qua tỷ số ROA và phân loại các nhân tố ảnh hưởng thành hai loại gồm các nhân tố nội tại như : quy mơ ngân hàng, dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ thu nhập ngồi lãi, tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và các nhân tố vĩ mô như: tổng sản phẩm quốc dân, tăng trưởng cung tiền, tỷ lệ lạm phát hàng năm, giá trị vốn hóa thị trường.
Kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố nội tại đều có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Trong đó, quy mơ ngân hàng, rủi ro tín dụng - dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay, chi phí hoạt động có tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi trong khi thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ vốn hóa - giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tương quan thuận đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Đối với các nhân tố vĩ mô, chỉ duy nhất tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng, ba hệ số của các nhân tố cịn lại đều khơng có ý nghĩa thống kê.
1.5.2 Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009)
Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển là Bangladesh. Với mẫu nghiên cứu là 37 NHTM angladesh trong giai đoạn từ 1997 đến 2004.
Trong nghiên cứu, tác giả đo lường tỷ suất sinh lợi thông qua 03 tỷ số: tỷ lệ lợi nhuận trên bình quân tổng tài sản (return on average assets - ROAA), tỷ lệ lợi nhuận trên bình quân vốn chủ sở hữu (return on average equity - ROAE) và tỷ lệ lãi biên NIM (net interest margin). Với biến giải thích, tác giả sử dụng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, quy mơ ngân hàng, trích lập dự phịng trên tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí phi lãi trên tổng tài sản, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu là các biến số đại diện cho các nhân tố nội tại còn tổng sản phẩm quốc dân và tỷ lệ lạm phát đại diện cho các nhân tố vĩ mô.
Với kết quả kiểm định bằng mơ hình bình phương bé nhất với mơ hình hiệu ứng cố định (least square method of fixed effects model), tác giả kết luận các nhân tố nội tại của ngân hàng đều tác động đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi quy mơ cho vay, rủi ro tín dụng và chi phí tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thì thu nhập ngoài lãi tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi, riêng quy mơ ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến ROAA và NIM nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến ROAE. Đối với các chỉ tiêu vĩ mơ, chỉ duy nhất lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng, các chỉ số cịn lại đều khơng có ý nghĩa thống kê.
1.5.3 Sufian, F. (2011)
Tác giả sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1992 đến năm 2003 để ước lượng các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại 11 ngân hàng thương mại ở Hàn Quốc gồm tổng tài sản, cho vay khách hàng, dự phòng cho vay, thu nhập ngồi lãi, chi phí chung, tiền gửi, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, tổng sản phẩm quốc dân, lạm phát, tỷ số tập trung ngành (tỷ số tổng tài sản của 03 ngân hàng lớn nhất so với tồn ngành), tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997- 1998. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số ROA, ROE để đo lường tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Kết quả cho thấy, biến dự phòng rủi ro, chi phí chung, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 có tác động tiêu cực đến tỷ số ROA trong khi cho vay khách hàng, thu nhập ngoài lãi, lạm phát, tỷ số tập trung, vốn hóa TTCK tác động tích cực đến ROA. Đối với tỷ số ROE, các kết quả cũng tương tự như ROA riêng kết quả ước lượng biến khủng hoảng tài chính, tỷ số tập trung lại khơng có ý nghĩa thống kê.
1.5.4 Deger Alper và Adem Anbar (2011)
Deger Alper và Adem Anbar (2011) tiến hành kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng, thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng của 10 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ niêm yết trên SGDCK Istanbul trong giai đoạn 2002-2010. Để đo lường tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng, tác giả sử dụng cả hai chỉ số ROA, ROE. Đối với biến độc lập, tác giả chia thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng là các nhân tố đặc trưng của ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi khách hàng, cấu trúc thu nhập chi phí (NIM, NII) và các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực.
Kết quả kiểm định cho thấy quy mơ ngân hàng có mối quan hệ tương quan thuận với cả ROA và ROE. Trong khi cho vay khách hàng có mối tương quan nghịch với ROA, chỉ số thu nhập ngồi lãi của ngân hàng lại có tương quan thuận với ROA. Trong các biến số thuộc môi trường vĩ mô, kết quả kiểm định cho thấy lãi suất thực có mối tương quan thuận với ROE, các nhân tố cịn lại khơng có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
1.5.5 Andrew Munthopa Lipunga (2014)
Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM niêm yết ở Malawi, một nước đang phát triển ở Châu Phi, trong giai đoạn 2009- 2012. Trong nghiên cứu này, tác giả chia tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thành tỷ suất sinh lợi bên trong (internal profitability) và tỷ suất sinh lợi bên ngoài (external profitability) kết hợp sử dụng ROA để đo lường tỷ suất sinh lợi nội bộ, và lợi suất đầu tư earnings yield, EPS/giá cổ phiếu) đo lường tỷ suất sinh lợi bên ngồi. Trong đó, lợi suất đầu tư được tính bằng tỷ số EPS trên giá thị trường của cổ phiếu do tỷ suất sinh lợi bên trong dù đo lường bằng ROA hay ROE thì cũng sử dụng giá trị sổ sách. Chính vì vậy, tác giả sử dụng thêm lợi suất đầu tư để đánh giá tỷ suất sinh lợi có tính đến giá thị trường. Lợi suất đầu tư là tỷ số quan trọng đo lường lợi nhuận tương lai dựa trên sự đánh giá của thị trường.
Trong nghiên cứu này, tác giả không sử dụng tỷ số ROE để đo lường tỷ suất sinh lợi bên trong vì theo tác giả ROE đã loại bỏ phần vay nợ dẫn đến không đánh giá đầy đủ tỷ suất sinh lợi trong hoạt động của ngân hàng bằng tỷ số ROA. Về các biến độc lập, tác giả ước lượng tác động của bốn nhân tố: quy mơ, tính thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hiệu quả quản lý. Dữ liệu được thu thập từ BCTC của các ngân hàng áp dụng theo tiêu chuẩn BCTC quốc tế và đã được kiểm toán bởi Big 4.
Kết quả ước lượng cho thấy quy mơ, tính thanh khoản và hiệu quả quản lý có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi bên trong (ROA) trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại không tác động. Về tỷ suất sinh lợi bên ngoài (lợi suất đầu tư), ngoại trừ biến tính thanh khoản, các biến cịn lại đều có ảnh hưởng đến lợi suất đầu tư, cụ thể: quy mô ngân hàng, tính thanh khoản tương quan thuận còn hiệu quả quản lý tương quan nghịch với ROA trong khi quy mô ngân hàng, hiệu quả quản lý tương quan thuận còn vốn chủ sở hữu tương quan nghịch với lợi suất đầu tư.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 tập trung giới thiệu tổng quan về tỷ suất sinh lợi tại NHTM thông qua ROA và ROE cũng như giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTMCP niêm yết.
Ngoài ra, chương 1 cũng giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Theo đó, các nghiên cứu phân loại các nhân
tố ảnh hưởng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thành hai nhân tố chính: nhân tố nội tại (quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, thanh khoản, cho vay khách hàng,…) và nhân tố vĩ mô tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, lạm phát, lãi suất thực, khủng hoảng tài chính,...). Tất cả các nội dung trên là tiền đề cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM