Cấu trúc thu nhập chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.6 Cấu trúc thu nhập chi phí

ảng 2.8: Tỷ lệ thu nhập từ lãi (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngồi lãi (NII) bình qn của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam

ĐVT: % Năm Tỷ lệ thu nhập từ lãi bình quân Tốc độ tăng Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

bình quân Tốc độ tăng 2004 3,12 0,79 2005 3,79 21,6 0,90 13,4 2006 3,07 -19,0 1,28 41,9 2007 2,32 -24,5 1,96 53,5 2008 2,60 12,2 1,20 -39,0 2009 2,64 1,4 1,23 2,6 2010 3,00 13,5 0,77 -37,1 2011 3,62 20,7 0,442 -42,8 2012 3,16 -12,7 0,436 -1,4 2013 2,70 -14,4 0,65 48,7 2014 2,56 -5,2 0,60 -7,6 2015 2,57 3,9 0,47 -21,6

(Nguồn: BCTC các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam) Trong giai đoạn 2004-2015, NIM và NII bình quân các NHTMCP niêm yết Việt Nam đều có sự biến động tăng giảm đảo chiều liên tục. Đối với tỷ số NIM bình quân các NHTMCP niêm yết Việt Nam, trong giai đoạn 2004-2007, chỉ duy nhất năm 2005 tỷ số NIM có sự tăng trưởng, cịn hai năm tiếp theo thì chứng kiến sự sụt giảm của chỉ số này. Những năm 2006-2007, lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng nhanh trong khi mức tăng của lãi suất cho vay khơng nhanh tương ứng vì ràng buộc trong hợp đồng tín dụng đã ký. Điều này đã khiến cho thu nhập từ lãi tăng chậm hơn chi phí lãi dẫn đến tỷ số NIM sụt giảm. Trong giai đoạn 2007-2015, NIM bắt đầu giai đoạn phục hồi do sự can thiệp của NHNN nhằm tránh cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Lúc này, hợp đồng vay trở thành lợi thế của các ngân hàng khi lãi suất tiền gửi giảm còn lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng. Vì vậy, chỉ số

NIM bình quân các ngân hàng niêm yết năm 2011 đã tăng gần 56% so với năm 2007 và tăng 16% so với năm 2004. Tuy nhiên giai đoạn 2012-2015, tỷ số NIM bắt đầu đảo chiều giảm trở lại khiến tỷ số NIM trong giai đoạn 2004-2015 giảm 17,8%.

Tỷ số thu nhập ngồi lãi bình qn các NHTMCP niêm yết Việt Nam có diễn biến khác so với chỉ số NIM. Trong giai đoạn đầu 2004-2007, tỷ số NII có sự tăng trưởng ngoạn mục khi tăng tới 147% so với năm 2004. Nguyên nhân do các ngân hàng nói chung và các NHTMCP niêm yết Việt Nam nói riêng khơng đẩy mạnh các dịch vụ phi tín dụng tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư như góp vốn đặc biệt là đầu tư chứng khốn (thơng qua các cơng ty chứng khoán của các ngân hàng) và sau đó là thị trường vàng. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2007, khi TTCK tăng trưởng nóng thì thu nhập ngồi lãi của các ngân hàng cũng tăng nhanh. Cũng chính vì lý do đó, trong giai đoạn sau 2007-2015, khi TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh thì tỷ số NII của các ngân hàng cũng sụt giảm mạnh theo, tốc độ giảm của năm 2008-2011 luôn dao động trong khoảng 40% so với năm trước. Giai đoạn 2012-2015, chỉ duy nhất trong năm 2013, tỷ số NII đạt mức tăng 48,7% so với năm 2012, trong những năm còn lại, tỷ số NII vẫn tiếp tục có xu hướng giảm. Vì vậy, trong cả giai đoạn 2004-2015 thì tỷ số NII giảm so 40,5% với năm 2004.

2.4.7 Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực của Việt Nam giai đoạn 2004-2015 ĐVT: % .000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 RGDP RGDP

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tình hình tăng trưởng kinh tế ln ln có sự biến động liên tục qua từng năm. Theo biểu đồ 2.6, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực Việt Nam giai đoạn 2004-2015 có sự biến động liên tục.

Trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực cao và ổn định từ 7,79% năm 2004 lên 8,46% năm 2007. Khi khủng hoảng tài chính 2008-2010 bùng nổ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tổng sản phẩm quốc nội thực vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm so với giai đoạn trước. RGDP từ mức cao nhất năm 2007 giảm còn 5,66% năm 2008 và 5,4% năm 2009. Sau khủng hoảng tài chính 2008-2010, nhờ vào các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế, giai đoạn 2010-2011, RGDP có mức tăng trưởng nhẹ, đạt 6,42% năm 2010 và 6,24% năm 2011. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế thế giới do tình hình khủng hoảng nợ công ở Châu Âu làm RGDP năm 2012 giảm cịn 5,03%. Giai đoạn 2013-2015, RGDP có mức tăng trưởng tích cực hơn năm 2012, đạt 5,42% năm 2013, đạt 5,98% năm 2014 và 6,05% năm 2015.

2.4.8 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2004-2015

ĐVT: %

(Nguồn: áo cáo thường niên Tổng cục Thống kê)

000 005 010 015 020 025 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 INF

Tương tự như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2015 có sự biến động liên tục.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng ổn định trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2008-2010. Từ năm 2008, tỷ lệ lạm phát có xu hướng khơng ổn định. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004-2007 ổn định ở mức từ 7%-8%. Đến năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh lên mức kỷ lục 23% có nguyên nhân sâu xa là do ảnh hưởng từ dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp khổng lồ đổ vào Việt Nam sau khi gia nhâp WTO và chủ yếu được đầu tư vào kênh bất động sản và TTCK tăng nóng lúc bấy giờ. NHNN ngay lập tức dùng các biện pháp mạnh để kiểm sốt lạm phát, vì vậy tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 6,9% năm 2009. Năm 2010, chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn so với giai đoạn trước, tốc độ cung tiền tăng khá cao (33,3%). Tín dụng tăng nhanh thời gian này cũng góp phần giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản lên cao, tạo nên bong bóng bất động sản của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 9,2% tăng lên 18,6% năm 2011. Giai đoạn 2012-2015, với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ lạm phát của NHNN, tỷ lệ giảm từ 9,2% năm 2012 xuống còn 0,63% năm 2015 – mức lạm phát thấp nhất trong cả giai đoạn 2004- 2015.

2.4.9 Lãi suất thực

Biểu đồ 2.8: Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 2004-2015

ĐVT: %

(Nguồn: áo cáo thường niên NHNN)

-010 -008 -006 -004 -002 000 002 004 006 008 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 RI

Trong giai đoạn 2004-2015, lãi suất thực của Việt Nam có nhiều biến động, tăng giảm liên tục với biên độ khá cao.

Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2004-2007, mặt bằng lãi suất thực có xu hướng tăng và ổn định. Lãi suất thực trong giai đoạn này dương và dao động tăng từ 1,6% năm 2004 lên 5,25% năm 2006. Năm 2007, lãi suất thực vẫn tăng nhưng do ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực giảm nhẹ so với năm 2006 (5,02% so với 5,25%).

Giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2010, nền kinh tế chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, lãi suất thực xoay quanh mức 11%-12%. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao năm 2008 đã tác động mạnh đến lãi suất thực thời điểm đó. Lãi suất thực năm 2008 âm -7,92%) và đạt mức thấp nhất trong suốt giai đoạn 2004-2014. Từ 2009-2010, với các biện pháp kiểm sốt lạm phát tốt của Chính phủ, tình hình lạm phát của nền kinh tế có xu hướng giảm, lãi suất thực đã về lại giá trị dương và gần với mức lãi suất giai đoạn 2004-2007 4,35% năm 2009 và 3,69% năm 2010).

Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính, giai đoạn 2011-2015, tình hình nền kinh tế vẫn cịn nhiều bất ổn sau khủng hoảng, lạm phát năm 2011 tăng cao làm lãi suất thực tăng lên, sau đó giảm dần từ mức 17,73% năm 2011 còn 7,12% năm 2015. Lãi suất thực năm 2011 đạt giá trị âm (-0,87%) sau đó phục hồi lại giá trị dương và tương đối ổn định từ 2012-2015 dao động trong khoảng từ 4%-6%).

2.4.10 Khủng hoảng tài chính

Mặc dù không phải là một yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng thường xuyên hoặc không là yếu tố quyết định nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trên phạm vi thế giới luôn gây ra những tác động nhất định đến các nền kinh tế là thành viên của nó. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 có ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng đến các nền kinh tế là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi những tác động đó. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam như sau:

Thâm hụt thương mại gia tăng: Sau khi khủng hoảng nổ ra, kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế tồn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thối, tốc độ tăng trưởng giảm sút. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản). Điều này làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt Nam sẽ gia tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 160% GDP.

Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dịng vốn từ bên ngồi chảy vào: Dòng vốn đầu tư từ bên ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ và kiều hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới đã làm suy giảm hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam khơng phải là một ngoại lệ. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư nên khi mà các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn đã khiến cho nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Mặt khác, do ảnh hưởng khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thu nhập của người lao động giảm sút. Cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về và hoạt động xuất khẩu bị giảm sút.

Tiêu dùng giảm sút: Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình. Như vậy với khả năng giảm chi tiêu, đầu tư và xuất khẩu trong khi nhập khẩu tăng hoặc giảm chậm hơn đã tác động làm cho GDP sụt giảm và đương nhiên nhiều người có khả năng mất việc làm, hay chí ít thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh.

Đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính này.

2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam

2.5.1 Mơ hình nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, mơ hình nghiên cứu được thực hiện dựa trên mơ hình nghiên cứu của tác giả Deger Alper và Adem Anbar (2011) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại 10 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ niêm yết trên SGDCK Istanbul trong giai đoạn 2002-2010 và tác giả Fadzlan Sufian (2011) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại 11 NHTM Hàn Quốc trong giai đoạn 1992-2003.

Theo mơ hình nghiên cứu của tác giả Deger Alper và Adem Anbar (2011), các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng bao gồm các nhân tố nội tại như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi khách hàng, cấu trúc thu nhập chi phí và các nhân tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực.

Theo mơ hình nghiên cứu của tác giả Sufian (2011), ngoài các nhân tố nội tại của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế, bài nghiên cứu còn đo lường ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Hàn Quốc. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Hàn Quốc bao gồm tổng tài sản, cho vay khách hàng, dự phòng cho vay, thu nhập ngồi lãi, chi phí chung, tiền gửi, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, tổng sản phẩm quốc dân, lạm phát, tỷ số tập trung ngành (tỷ số tổng tài sản của 03 ngân hàng lớn nhất so với toàn ngành), tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn. Đặc biệt, mơ hình có sử dụng biến giả trước khủng hoảng, trong khủng hoảng và sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 để xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Hàn Quốc. Đối với thực trạng các NHTMCP niêm yết Việt Nam, bài luận văn xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đối với tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam thông qua các nhân tố quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi khách hàng, thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, lạm phát, lãi suất thực và khủng hoảng tài chính 2008-2010.

Mơ hình nghiên cứu được áp dụng trong bài luận văn là mơ hình tác động cố định (Fixed effect model - FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM). Đồng thời sử dụng dữ liệu bảng (Panel Data) nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015. Các biến đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam trong bài luận văn bao gồm: các biến đại diện cho các nhân tố nội tại của ngân hàng như SIZE, CA, LA, LQD, DP, NIM và NII và các biến đại diện cho các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế như RGDP, INF và RI. Trong đó: SIZE là quy mơ tổng tài sản, CA là vốn chủ sở hữu, LA là cho vay khách hàng, LQD là tính thanh khoản, DP là tiền gửi khách hàng, NIM là thu nhập từ lãi, NII là thu nhập ngoài lãi, RGDP là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, INF là lạm phát, RI là lãi suất thực.

Ngoài ra, để xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008-2010 đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, bài luận văn sử dụng bộ ba biến giả DUMTRAN1, DUMCRIS và DUMTRAN2 để đo lường ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008-2010 đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Trong đó, DUMTRAN1 là biến giả trước khủng hoảng tài chính, DUMCRIS là biến giả khủng hoảng tài chính và DUMTRAN2 là biến giả sau khủng hoảng tài chính.

Bài luận văn thực hiện các mơ hình hồi quy FEM và REM trong bốn trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)