7. Kết cấu của luận văn
2.4.10 Khủng hoảng tài chính
Mặc dù không phải là một yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng thường xuyên hoặc không là yếu tố quyết định nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trên phạm vi thế giới luôn gây ra những tác động nhất định đến các nền kinh tế là thành viên của nó. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 có ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng đến các nền kinh tế là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nền kinh tế tồn cầu. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi những tác động đó. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam như sau:
Thâm hụt thương mại gia tăng: Sau khi khủng hoảng nổ ra, kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế tồn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản). Điều này làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt Nam sẽ gia tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 160% GDP.
Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dịng vốn từ bên ngồi chảy vào: Dịng vốn đầu tư từ bên ngồi gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ và kiều hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới đã làm suy giảm hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư nên khi mà các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn đã khiến cho nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Mặt khác, do ảnh hưởng khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thu nhập của người lao động giảm sút. Cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về và hoạt động xuất khẩu bị giảm sút.
Tiêu dùng giảm sút: Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình. Như vậy với khả năng giảm chi tiêu, đầu tư và xuất khẩu trong khi nhập khẩu tăng hoặc giảm chậm hơn đã tác động làm cho GDP sụt giảm và đương nhiên nhiều người có khả năng mất việc làm, hay chí ít thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh.
Đối với khu vực doanh nghiệp, tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao. Điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính này.