Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết

Việt Nam

Để đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, bài luận văn sử dụng tỷ lệ ROA bình quân và ROE bình quân để xem xét biến động của tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2004-2015. Tỷ lệ ROA bình qn và ROE bình qn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền của ROA và ROE từng năm trong giai đoạn 2004-2015 tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.

2.3.1 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ảng 2.6 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: %

Năm EIB ACB MBB STB CTG VCB SHB NVB BIDV

ROA bình quân 2004 0,00 1,61 1,43 1,71 0,24 0,87 0,01 2,85 0,63 1,04 2005 0,21 1,51 1,48 2,52 0,41 1,00 0,02 2,13 0,50 1,09 2006 0,74 1,47 1,94 3,12 0,48 1,90 0,87 3,28 0,71 1,61 2007 1,80 2,70 2,28 3,10 0,80 1,34 1,85 1,40 0,84 1,79 2008 1,70 2,30 1,88 1,40 1,00 1,25 1,50 0,50 0,89 1,38 2009 2,00 1,60 1,93 1,90 1,20 1,64 1,50 1,00 1,04 1,53 2010 1,80 1,30 1,92 1,50 1,10 1,50 1,30 0,80 1,13 1,37 2011 1,90 1,30 1,54 1,40 1,50 1,20 1,20 0,80 0,83 1,30 2012 1,21 0,34 1,47 0,68 1,28 1,13 0,03 0,01 0,75 0,77 2013 0,39 0,48 1,27 1,42 1,07 0,99 0,65 0,07 0,78 0,79 2014 0,03 0,57 1,31 1,26 0,93 0,88 0,51 0,02 0,83 0,71 2015 0,03 0,51 0,54 0,91 0,74 0,74 0,43 0,02 0,85 0,53 (Nguồn: BCTC các NHTMCP niêm yết Việt Nam) Trong giai đoạn 2004-2007, ROA bình quân của các NHTMCP niêm yết Việt Nam có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2004 ROA bình qn đạt 1,04% trong đó

năm 2004. Sau đó, ROA của các NHTMCP niêm yết Việt Nam đều tăng dần qua các năm 2005-2007. Đến năm 2007, mức ROA trung bình của các ngân hàng đạt mức cao nhất là 1,79%. ROA bình quân của các NHTMCP niêm yết Việt Nam tăng do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản của các NHTMCP niêm yết Việt Nam hầu hết đều có xu hướng tăng. Trong đó, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tăng là do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của đa số các ngân hàng niêm yết Việt Nam đều giảm; hiệu suất sử dụng tài sản tăng do sự gia tăng của doanh thu từ hoạt động cho vay của các ngân hàng và doanh thu trên các khoản đầu tư vào chứng khoán trong giai đoạn TTCK Việt Nam tăng nóng năm 2007.

Trong giai đoạn 2008-2015, ROA bình quân của các ngân hàng có xu hướng giảm. ROA bình qn tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam từ mức bình quân trên 1 xuống mức thấp hơn 1 trong giai đoạn 2012-2015. Sở dĩ ROA bình quân của các NHTMCP niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 giảm là do tình hình kinh tế bất ổn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của các ngân hàng giảm do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng vì tỷ lệ nợ xấu tăng ở toàn ngành ngân hàng, kèm theo là sự sụt giảm của hiệu suất sử dụng tài sản, do sự sụt giảm của thu nhập từ lãi. Đây được xem là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng và thu nhập này chịu ảnh hưởng đáng kể của tăng trưởng tín dụng, đồng thời có xu hướng giảm trong những năm kinh tế gặp khó khăn. Ngồi ra, thu nhập từ đầu tư chứng khốn của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản. Trong giai đoạn này, thu nhập từ đầu tư chứng khoán của các ngân hàng không đạt kết quả khả quan như trước, một số ngân hàng phát sinh lỗ trong đầu tư chứng khoán như Eximbank, Sacombank, AC dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Nhìn chung, ROA trong giai đoạn này giảm so với giai đoạn trước đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết Việt Nam sụt giảm so với trước.

2.3.2 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: %

Năm EIB ACB MBB STB CTG VCB SHB NVB BID

ROE bình quân 2004 0,00 33,39 16,53 18,78 4,57 13,65 0,07 4,05 10,29 11,26 2005 3,09 30,02 19,50 21,93 8,54 15,67 0,08 3,00 8,81 12,29 2006 18,58 34,42 21,12 25,70 11,31 29,42 1,38 6,67 14,23 18,09 2007 11,20 44,50 20,33 27,40 14,10 18,64 9,44 13,60 15,94 19,46 2008 10,40 31,50 17,62 12,60 15,70 18,13 8,80 6,90 15,90 15,28 2009 11,60 24,60 19,35 18,30 20,70 25,71 13,60 12,70 18,11 18,29 2010 13,50 21,70 21,71 15,20 22,30 22,55 15,00 9,80 17,95 17,75 2011 20,40 27,50 20,68 14,50 26,70 17,00 15,00 6,30 13,20 17,92 2012 13,32 6,38 20,49 17,10 19,81 12,53 0,34 0,07 13,11 11,46 2013 4,32 6,58 16,19 14,49 13,21 10,38 8,56 0,58 13,77 9,79 2014 0,40 7,64 15,79 12,56 10,50 10,76 7,59 0,25 15,27 8,97 2015 7,56 8,17 15,68 10,86 9,6 10,42 7,32 0,20 16,87 9,63 (Nguồn: BCTC các NHTMCP niêm yết Việt Nam) Tương tự như ROA, ROE của các NHTMCP niêm yết Việt Nam có thể được đánh giá thơng qua hai giai đoạn chính. Trong giai đoạn 2004-2007, mặc dù cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu bình quân các ngân hàng đều tăng nhưng trong khi tổng tài sản bình quân tăng 124% thì tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu lên đến 182%, dẫn đến địn bẩy tài chính của các ngân hàng có sự giảm nhẹ. Ngun nhân của sự gia tăng đột biến vốn chủ sở hữu là do sự phát triển nóng của TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2007 khiến giá hầu hết cổ phiếu đều tăng, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, các NHTMCP đặc biệt là các NHTMCP niêm yết Việt Nam liên tục phát hành cổ phiếu nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu dẫn đến vốn chủ sở hữu có sự gia tăng ấn tượng trong giai đoạn này.

Mặc dù địn bẩy tài chính giảm nhưng do tỷ số ROA tăng từ 1,04% đến 1,79% nên tỷ số ROE bình quân các ngân hàng liên tục tăng từ 11,26% lên 19,46%.

Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với các nền kinh tế thế giới. Cộng hưởng với các tác động của cuộc khủng hoảng tài

tăng trưởng giảm, lạm phát cao, TTCK sụt giảm, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản, nợ xấu tăng cao,... Chính vì vậy, việc huy động vốn từ các cổ đông trong hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP niêm yết Việt Nam gặp khó khăn khiến tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình qn dù có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm so với giai đoạn trước đó và tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng chậm hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản bình quân. Vì vậy, ROE bình quân giảm từ 19,46% năm 2007 xuống còn 9,63% năm 2015 dù tỷ số địn bẩy tài chính tăng nhẹ. Như vậy tỷ số ROA, ROE đã phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh chung của các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Có thể nói, chính kinh tế suy thối đã làm bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm của hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTMCP niêm yết Việt Nam nói riêng, bao gồm cả những lỗi hệ thống, những lỗi kỹ thuật và nhân sự tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Ðiều này đặt ra yêu cầu phải tái cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là đối với các NHTMCP niêm yết Việt Nam với nhiều biện pháp do Chính phủ đặt ra nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, khắc phục những yếu kém trong hệ thống.

2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)