Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 71 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.6 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các

ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam

Nhân tố khủng hoảng tài chính 2008-2010 là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với ROA và ROE. Hệ số hồi quy âm giữa khủng hoảng tài chính với ROA (-0,358) và ROE (-6,465) ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy mối tương quan nghịch giữa khủng hoảng tài chính 2008-2010 và tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Như vậy, khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Ngoài ra, nhân tố khủng hoảng tài chính khơng ảnh hưởng đến ROA và ROE ngay tức thời mà có độ trễ. Nguyên nhân là ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính đối với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng sẽ tác động dẫn truyền qua tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Sufian, F. (2011).

Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố quy mô tổng tài sản không ảnh hưởng đến ROA nhưng có ảnh hưởng đến ROE ở mức ý nghĩa 1%. Đây là nhân tố có tác động mạnh thứ hai đến ROE. Hệ số hồi quy +5,945 cho thấy khi các nhân tố khác không đổi, SIZE tăng 1% sẽ làm tăng 5,945% ROE. Kết quả nghiên cứu này cho thấy quy mô tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến ROE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Andrew Munthopa Lipunga (2014). Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đối với ROE là tương đối cao so với các nhân tố khác trong mơ hình nghiên cứu. Do đó, vấn đề gia tăng quy mơ tổng tài sản cũng cần được các NHTMCP niêm yết Việt Nam cân nhắc xem xét để có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.

Hai nhân tố thuộc cấu trúc thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi và thu nhập ngồi lãi là hai biến có ảnh hưởng mạnh tiếp theo đến ROA và ROE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Hệ số hồi quy của NIM và NII đều có ý nghĩa thống kê và dương thể hiện tương quan thuận giữa thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đối với cả ROA và ROE. Theo kết quả nghiên cứu, khi NIM tăng 1% sẽ làm tăng 0,138% ROA và 3,021% ROE. Tương tự, khi NII tăng 1% sẽ làm gia tăng 0,439% ROA và 2,491% ROE. Thực tế cho thấy, đây đúng là hai nguồn thu nhập chủ lực

của các ngân hàng. Vì thế, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để ngày càng nâng cao thu nhập từ lãi và thu nhập ngồi lãi, song song đó là việc kết hợp quản lý tốt chi phí để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi, nâng cao tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008).

Nhân tố lạm phát là một nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế có tương quan thuận với cả ROA và ROE. Theo kết quả hồi quy, nhân tố lạm phát có ảnh hưởng mạnh tiếp theo đối với tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các nhân tố khác không đổi, INF tăng 1% sẽ làm tăng 0,039% ROA và 0,504% ROE. Trường hợp lạm phát tăng ở mức vừa phải, đây là nhân tố thúc đẩy mở rộng đầu tư kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Do đó, sẽ ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Anna P. I.Vong và Hoi Si Chan (2009).

Nhân tố có ảnh hưởng mạnh tiếp theo đến ROA và ROE là vốn chủ sở hữu. Với mức ý nghĩa thống kê 5%, vốn chủ sở hữu có tương quan thuận với ROA và tương quan nghịch với ROE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Cụ thể, khi CA tăng 1% sẽ làm tăng 0,018% ROA và làm giảm 0,242% ROE trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vốn chủ sở hữu lớn mạnh là một tiêu chí để khách hàng gửi gắm niềm tin trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Vậy nên sự gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tích cực đến ROA. Tuy nhiên, hệ số đòn bẩy trong hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ giảm khi vốn chủ sở hữu gia tăng, điều này dẫn đến tác động ngược chiều đến ROE tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009).

Nhân tố tiếp theo tác động đến ROA và ROE là nhân tố cho vay khách hàng. Hệ số hồi quy mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy khi CA tăng lên 1% thì sẽ làm giảm 0,016% ROA và 0,333% ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan nghịch giữa cho vay khách hàng và tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP

đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2010 đã ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay của các ngân hàng. Nợ xấu của toàn ngành ngân hàng trong những năm 2011-2013 gia tăng so với giai đoạn trước đó. Vì vậy, sau giai đoạn chạy đua tăng trưởng tín dụng nóng của giai đoạn 2004- 2009, các ngân hàng đã bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn cho các đối tượng đi vay để đạt được mức tăng trưởng thu nhập cũng như lợi nhuận. Do đó, chất lượng của các khoản vay cần được nâng cao hơn để đạt được mục tiêu gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng theo hướng ổn định và bền vững. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Anna P. I. Vong và Hoi Si Chan (2009).

Hai nhân tố cuối cùng có ảnh hưởng chỉ có ý nghĩa thống kê trong mơ hình ROA là tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng. Hệ số hồi quy của cả hai biến này đều có ý nghĩa ở mức 5% và có tương quan âm với ROA. Như vậy, trường hợp các nhân tố khác khơng đổi, khi QD tăng 1% thì sẽ làm giảm 0,01% ROA. Cùng có tác động tương tự như vây, khi DP tăng 1% cũng sẽ làm giảm 0,008% ROA.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã tiến hành phân tích dữ liệu của 09 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2004-2015. Mơ hình nghiên cứu được sử dụng trong phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA và ROE là FEM và REM. Sau khi kiểm định sự phù hợp và lựa chọn mơ hình, mơ hình hồi quy REM có biến giả sau khủng hoảng tài chính DUMTRAN2 được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố và khủng hoảng tài chính 2008-2010 đến ROA và ROE.

Thơng qua phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA và ROE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015, các giải pháp phát huy những nhân tố tích cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM

3.1 Giải pháp phát huy các nhân tố tích cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam

Kết quả nghiên cứu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam cho thấy các nhân tố vốn chủ sở hữu, thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, tiền gửi khách hàng, lạm phát có mối tương quan thuận với ROA trong khi nhân tố cho vay khách hàng và tính thanh khoản có tương quan nghịch với ROA. Đối với ROE, các nhân tố có tương quan thuận với ROE trong mơ hình hồi quy là quy mơ tổng tài sản, thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi, lạm phát. Ngược lại, nhân tố vốn chủ sở hữu và cho vay khách hàng có mối tương quan nghịch với ROE. Nhân tố khủng hoảng tài chính 2008- 2010 có mối tương quan nghịch với cả ROA và ROE. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008-2010 đối với tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam là có độ trễ và là ảnh hưởng tiêu cực.

Trên cơ sở kết quả ảnh hưởng của từng nhân tố đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, một số giải pháp được đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)