7. Kết cấu của luận văn
3.1.1 Gia tăng quy mô tổng tài sản
Nhân tố quy mơ ngân hàng có tương quan thuận với ROE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Do đó, theo kết quả nghiên cứu, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần gia tăng quy mô mà cụ thể là quy mô tổng tài sản để gia tăng ROE. Tuy nhiên, việc tăng quy mô chỉ làm tăng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng trong một mức độ nhất định. Cịn trường hợp quy mơ ngân hàng vượt quá giới hạn của quy mô hoạt động tối ưu thì sẽ dẫn đến tăng nhiều chi phí cho ngân hàng do quy mô bộ máy hoạt động của ngân hàng cồng kềnh, không hiệu quả. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Vì vậy, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp để gia tăng quy mô tổng tài sản thông qua việc mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ngân hàng ở những khu vực tiềm năng. ên cạnh việc gia tăng quy mô tổng tài sản, các ngân hàng cũng cần xác định được quy mơ hoạt động tối ưu của mình, từ đó rà sốt mạng lưới hoạt động,
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững.
3.1.2 Tăng trƣởng tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập và lợi nhuận cho các ngân hàng nói chung và các NHTMCP niêm yết Việt Nam nói riêng. Vì vậy, nhân tố thu nhập từ lãi trong kết quả nghiên cứu ln có tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Do đó, để nâng cao lợi nhuận cũng như tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam, tăng trưởng tín dụng là mục tiêu mà các nhà quản trị ngân hàng luôn quan tâm và đề ra trong cả kế hoạch tăng trưởng ngắn hạn và chiến lược tăng trưởng dài hạn của ngân hàng. Một trong số các giải pháp cần được thực hiện để tăng trưởng tín dụng là chính sách khách hàng và chính sách lãi suất,.... - Chính sách khách hàng: các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần tăng cường công tác khách hàng, mở rộng các đối tượng khách hàng thông qua các giải pháp như: tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức các chương trình marketing, tham gia các hoạt động xã hội,... Đặc biệt, đối với các NHTMCP niêm yết Việt Nam cịn có thể thơng qua kênh thông tin thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, đại hội cổ đơng, chính sách chi trả cổ tức,... nhằm tuyên truyền hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và các tiện ích của ngân hàng đến với khách hàng. Qua đó đẩy mạnh các dịch vụ phục vụ khách hàng, trong đó có dịch vụ cấp tín dụng. Ngồi ra, đây cũng là cơ hội để các ngân hàng tiếp cận các đối tượng khách hàng mới, mở rộng đối tượng cho vay và hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay. Chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng, góp phần tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng thu nhập cho ngân hàng. Do đó, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng vay vốn và quy mô các khoản vay theo hướng đa dạng hóa các mức lãi suất theo thời gian và đối tượng khách hàng, đặc điểm ngành nghề kinh doanh,... của các đối tượng khách hàng.
3.1.3 Nâng cao chất lƣợng tín dụng
Nhân tố cho vay khách hàng trong kết quả nghiên cứu có tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Điều này cho thấy dù các
ngân hàng tích cực thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng nhưng khơng chú trọng đến nâng cao chất lượng tín dụng thì vẫn làm phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và ROE. Vì vậy, ngồi việc tăng trưởng tín dụng, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Từ đó quản lý tốt rủi ro, tránh nguy cơ mất vốn do rủi ro tín dụng và góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Sau đây là một số giải pháp để các NHTMCP niêm yết Việt Nam tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng:
Hồn thiện cơ chế chính sách, công tác quản trị điều hành, quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng, cơ cấu mơ hình tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Thực hiện siết chặt kiểm sốt quy trình thẩm định tín dụng và xét duyệt cho vay để giảm thiểu nguy cơ phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng của hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế và sự phát triển của thị trường tín dụng để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo quy định. Đây là khoản dự phòng dùng để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có. Việc trích lập dự phịng của các tổ chức tín dụng được quy định trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định này sau đó dược thay thế bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Đây là hoạt động cần thiết và bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện để kiểm soát được rủi ro và tránh nguy cơ mất an tồn về vốn do khơng có quỹ dự phịng khi xảy ra rủi ro tín dụng.
thu hồi được một phần khoản cho vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng chi trả. Với chất lượng khoản vay cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Do đó, chất lượng khoản vay cao thì chi phí thanh tốn thêm cho phần bảo hiểm cũng sẽ thấp và ngược lại.
Thực hiện phân tán rủi ro thông qua việc mở rộng đối tượng khách hàng vay cũng như mở rộng mục đích tài trợ tín dụng để phân tán rủi ro tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Theo đó, các khoản cho vay thành công sẽ tạo ra thu nhập cho ngân hàng, đồng thời sẽ bù đắp vào phần lỗ của những khoản vay bị mất vốn, giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.
Tuy nhiên, khi thực hiện các giải pháp trên để nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTMCP niêm yết sẽ gặp phải một số hạn chế như sau:
- Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng quá chặt chẽ sẽ làm người đi vay khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốn vay, đối với ngân hàng là nguy cơ mất đi cơ hội đầu tư, giảm lợi nhuận cũng như giảm hiệu quả hoạt động cấp tín dụng.
- Bảo hiểm rủi ro tín dụng góp phần tăng tính an tồn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng quá chú trọng các quy định về bảo hiểm rủi ro tín dụng và áp dụng rập khn đối với mọi đối tượng khách hàng. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí cho người vay tiền, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bên cạnh hoạt động cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao tỷ suất sinh lợi, hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn nợ xấu tăng cao hiện nay cũng là nghiệp vụ hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp cơ bản sau. Thứ nhất, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi một phần nợ vay. Thứ hai, bán nợ lại cho một tổ chức khác. Thứ ba, vốn hóa các khoản nợ, biến thành vốn góp tại doanh nghiệp vay vốn. Thứ tư, xóa nợ cho khách hàng và đưa ra theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Thứ năm, tái cấu trúc thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi, hoặc cả gốc và lãi cho khách hàng.
Trong đó, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ là cách xử lý nợ xấu triệt để nhất. Nếu tài sản đảm bảo là cổ phiếu hoặc bất động sản, các dự án treo thì việc bán tài sản để thu hồi vốn của ngân hàng sẽ giúp phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế từ chỗ kém hiệu quả sang chỗ hiệu quả hơn. Tuy ngân hàng có thể thiệt hại nhưng nguồn vốn thu hồi lại được tái sử dụng để cho vay sinh ra thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời giải tỏa điểm nghẽn về vốn cho nền kinh tế.
Xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ chỉ thật sự hiệu quả khi thị trường tài chính phát triển và các khoản nợ xấu này được chuyển sang tổ chức xử lý nợ xấu chuyên nghiệp hơn để tiếp tục quá trình này. Ngân hàng cũng thu hồi được một phần vốn thông qua việc bán nợ để tiếp tục quá trình cho vay, qua đó nguồn lực của ngân hàng được phân phối lại một cách hiệu quả hơn.
Việc vốn hóa để xử lý nợ xấu là hình thức chuyển nợ thành vốn giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh, tuy nhiên phương thức này chỉ thật sự hiệu quả khi doanh nghiệp có phương án tái cấu trúc hoạt động kinh doanh nhằm vực dậy doanh nghiệp, nếu không đây chỉ là phương thức hiệu quả để xử lý nợ xấu, khiến ngân hàng mất thêm nguồn lực nhưng khơng thu hồi được vốn vay.
Xóa nợ cho khách hàng cũng thường được các ngân hàng áp dụng trong các phương thức xử lý nợ xấu. Tuy nhiên chỉ các ngân hàng có trích lập dự phịng đầy đủ mới có thể áp dụng phương thức này. Nhược điểm của phương thức này là khiến cho ngân hàng có thể thua lỗ, vì nguồn trích lập dự phịng của ngân hàng là từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phương thức xử lý nợ xấu cuối cùng là gia hạn thời hạn trả nợ được áp dụng khá phổ biến trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để kéo dài thêm thời gian cho các khách hàng tái cấu trúc và cải thiện hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp các khách hàng sau khi được gia hạn thời gian trả nợ vẫn không cải thiện được hoạt động kinh doanh và không thể tự trả được nợ thì nợ xấu của ngân hàng vẫn không được xử lý mà vẫn giữ nguyên.
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng cụ thể mà các
hợp. Công tác xử lý nợ xấu thực hiện tốt sẽ giúp cho các ngân hàng giảm rủi ro mất vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.1.4 Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoài lãi
Nhân tố thu nhập ngồi lãi trong các mơ hình nghiên cứu đều có tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Vì lẽ đó, các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng.
Trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần nâng cao tỷ trọng dịch vụ khác ngồi tín dụng phù hợp với xu hướng ngân hàng hiện đại để tăng năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng, đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với nguồn vốn lớn cùng nhiều dịch vụ tiện ích đa dạng của ngân hàng hiện đại.
Các dịch vụ cần được chú trọng xây dựng và phát triển bao gồm các dịch vụ ngân hàng hiện đại và các dịch vụ thanh toán hiện đại như thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền sử dụng dịch vụ, mua hàng hóa, chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, các dịch vụ thẻ ngân hàng, đặc biệt là các loại hình thẻ thanh tốn trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng điện tử, ...
Một số các giải pháp các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần áp dụng để tăng cường hiệu quả hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoài lãi:
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán, tư vấn đầu tư, quản lý tài khoản đầu tư, ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại,...
- Thực hiện quảng bá các tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đến khách hàng thông qua các chương trình giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới, qua các kênh truyền thông, quảng cáo,...
3.1.5 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu
Trong kết quả nghiên cứu, nhân tố vốn chủ sở hữu có tương quan thuận đối với ROA nhưng lại có tương quan nghịch đối với ROE. Vì vậy các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần phát huy tối đa nguồn lực tài chính của ngân hàng trên nguyên tắc
đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lợi. Xác định mức quy mô vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ đảm bảo cho các ngân hàng vừa gia tăng được ROA, vừa đảm bảo ROE tối ưu cho ngân hàng. Theo đó, cần áp dụng các giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu, đồng thời phải sử dụng vốn hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho ngân hàng. Tránh trường hợp tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh nhưng sử dụng vốn không hợp lý, hiệu quả, ảnh hưởng làm giảm ROE của ngân hàng.
Một số giải pháp được đề xuất để các NHTMCP niêm yết Việt Nam tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng như sau:
- Nguồn bổ sung cho vốn chủ sở hữu thông qua lợi nhuận giữ lại của ngân hàng là nguồn tốt nhất để tăng quy mơ vốn chủ sở hữu. Do đó, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần thực hiện các giải pháp để tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua các hoạt động kinh doanh, đầu tư,... Ngoài các nghiệp vụ truyền thống thì các ngân hàng cần chú trọng các hoạt động kinh doanh, đầu tư với các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để tìm kiếm và gia tăng nguồn thu nhập cũng như lợi nhuận cho ngân hàng. Cuối cùng, các NHTMCP niêm yết Việt Nam cần có chính sách phân chia lợi nhuận sau thuế phù hợp. Trong đó, cần thực hiện mức cổ tức cho các cổ đông cũng như lợi nhuận giữ lại hợp lý trong từng giai đoạn để ngân hàng có thể tận dụng nguồn tăng quy mô vốn chủ sở hữu từ bản thân hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Bên cạnh việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua nguồn lợi nhuận giữ lại của ngân hàng, việc hợp tác về vốn với cổ đông chiến lược trong và ngồi nước là hình thức tăng vốn chủ sở hữu từ bên ngồi mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, đặc biệt là đối với các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Phương thức tăng vốn này vừa giúp ngân hàng đạt được mục đích tăng vốn chủ sở hữu, vừa tạo điều kiện và cơ hội cho ngân