7. Kết cấu của luận văn
2.4.9 Lãi suất thực
Biểu đồ 2.8: Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 2004-2015
ĐVT: %
(Nguồn: áo cáo thường niên NHNN)
-010 -008 -006 -004 -002 000 002 004 006 008 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 RI
Trong giai đoạn 2004-2015, lãi suất thực của Việt Nam có nhiều biến động, tăng giảm liên tục với biên độ khá cao.
Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính 2004-2007, mặt bằng lãi suất thực có xu hướng tăng và ổn định. Lãi suất thực trong giai đoạn này dương và dao động tăng từ 1,6% năm 2004 lên 5,25% năm 2006. Năm 2007, lãi suất thực vẫn tăng nhưng do ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực giảm nhẹ so với năm 2006 (5,02% so với 5,25%).
Giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2010, nền kinh tế chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, lãi suất thực xoay quanh mức 11%-12%. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao năm 2008 đã tác động mạnh đến lãi suất thực thời điểm đó. Lãi suất thực năm 2008 âm -7,92%) và đạt mức thấp nhất trong suốt giai đoạn 2004-2014. Từ 2009-2010, với các biện pháp kiểm soát lạm phát tốt của Chính phủ, tình hình lạm phát của nền kinh tế có xu hướng giảm, lãi suất thực đã về lại giá trị dương và gần với mức lãi suất giai đoạn 2004-2007 4,35% năm 2009 và 3,69% năm 2010).
Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính, giai đoạn 2011-2015, tình hình nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn sau khủng hoảng, lạm phát năm 2011 tăng cao làm lãi suất thực tăng lên, sau đó giảm dần từ mức 17,73% năm 2011 còn 7,12% năm 2015. Lãi suất thực năm 2011 đạt giá trị âm (-0,87%) sau đó phục hồi lại giá trị dương và tương đối ổn định từ 2012-2015 dao động trong khoảng từ 4%-6%).