CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ mục tiêu như đã trình bày và tham khảo các nghiên cứu trước đó về thực tiễn QTNNL ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Từ đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết về các thành phần của thực tiễn QTNNL ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức tại ngành Bảo đảm an toàn hàng hải, gồm 04 thành phần: (1) tuyển dụng và tuyển chọn; (2) đào tạo và phát triển; (3) hệ thống khen thưởng; (4) đánh giá kết quả công việc.
Về quy trình nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện theo 02 phương pháp, gồm nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và sau đó nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với 02 nhóm: nhóm 1 gồm 10 người lao động đang làm việc trong ngành Bảo đảm an toàn hàng hải và nhóm 2 gồm 10 nhà quản lý đang làm việc trong ngành Bảo đảm an tồn hàng hải. Sau đó, điều chỉnh các thang đo của các thành phần thực tiễn QTNNL với 17 biến quan sát và thang đo hiệu quả hoạt động của tổ chức với 06 biến quan sát.
Nghiên cứu định lượng sau khi thực hiện cơng tác nghiên cứu định tính và thảo luận nhóm, tác giả đã hồn chỉnh thang đo các thành phần của thực tiễn QTNNL tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Sau khi có thang đo chính thức, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đến đối tượng khảo sát để thu
76
thập dữ liệu nghiên cứu. Số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát và số mẫu thu thập được N = 198. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì 04 thành phần của thực tiễn QTNNL trong mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên. Tiếp theo là phân tích hồi quy và mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy thì 04 biến của thực tiễn QTNNL đều có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong đó, thành phần nhân tố Đào tạo và phát triển (TD) có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của tổ chức (β = 0,415), thứ hai là thành phần nhân tố Đánh giá kết quả làm việc (PA) (β = 0,253), tiếp theo là thành phần nhân tố Tuyển dụng và tuyển chọn (RS) (β = 0,191), và thấp nhất là thành phần nhân tố Hệ thống khen thưởng (CR) (β = 0,176). Với kết quả nghiên cứu có được cho thấy 04 thành phần của thực tiễn QTNNL đều tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức giống như các nghiên cứu trước đây, hoạt động QTNNL, hiệu quả hoạt động của tổ chức công ở Tổng cơng ty Bảo đảm an tồn hàng hải miền Nam có sự tương đồng, mơ hình này vẫn phù hợp với đặc điểm của người lao động Việt Nam. Vì vậy, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp cụ thể cho từng mục tiêu đề ra để nâng cao hiệu quả phục vụ của người lao động Việt Nam.
77