Hàm ý quản trị về Đào tạo và phát triển (TD)

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. Hàm ý quản trị

5.2.1. Hàm ý quản trị về Đào tạo và phát triển (TD)

Bảng 5.1: Kết quả thống kê mô tả

Hệ số β 0,415 Biến quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn TD1 Tổ chức có chương trình đào tạo

và phát triển rõ ràng

2,00 5,00 3,8333 1,05074

TD2 Tổ chức thực hiện đào tạo cụ thể theo từng chuyên môn nghiệp vụ

1,00 5,00 3,8030 1,05993

TD3 Tổ chức thực hiện đào tạo và phát triển để nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên

1,00 5,00 3,9545 1,02900

TD4 Tổ chức thường xuyên tổng hợp nhu cầu đào tạo

1,00 5,00 3,5758 1,03826

TD5 Tổ chức thường xuyên theo dõi và đánh giá công tác đào tạo

1,00 5,00 3,6667 1,08987

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu qua SPSS của tác giả.

Kết quả hồi quy trong mơ hình cho thấy, Đào tạo và phát triển (TD) có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của tổ chức (β = 0,415). Thực tế qua kết quả thống kê mô tả, phần lớn người lao động đánh giá khá cao về công tác đào tạo và phát triển. Cụ thể, tiêu chí TD3 “Tổ chức thực hiện đào tạo và phát triển để nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên” được đánh giá cao nhất trong thang đo với giá trị trung bình là 3,95; kế đến là các tiêu chí TD1 “Tổ chức có chương trình đào tạo và phát triển rõ ràng” và TD2 “Tổ chức thực hiện đào tạo cụ thể theo từng chuyên môn nghiệp vụ” được đánh giá khá cao

78

trong thang đo với giá trị trung bình là 3,83 và 3,80. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp sau :

- Các nhà quản trị cần chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, chỉ đạo bộ phận quản trị nhân sự thường xuyên theo dõi, tổng hợp nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cho nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.

- Các nhà quản trị cần có những chính sách đào tạo rõ ràng, cụ thể, đúng đắn theo từng chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận để phục vụ công tác.

- Sau khi được đào tạo, phải xây dựng một lộ trình phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Việc tạo những cơ hội phát triển cho người lao động, nhất là những người lao động trẻ tuổi, có thâm niên cơng tác thấp và chưa có chức vụ sẽ giúp họ thể hiện và khẳng định mình, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong công việc, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn tổ chức.

- Bất cứ tổ chức nào cũng phải minh bạch con đường phát triển và thiết lập hướng phát triển rõ ràng cho tất cả cá nhân. Muốn vậy, tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách phát triển, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội phát triển và đảm bảo phát triển phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc. Tổ chức không thể tuyển dụng và sở hữu được những người lao động tự nhiên có năng lực chun mơn nghiệp vụ cao mà chưa có trải qua các lớp huấn luyện, đào tạo. Vì vậy, đào tạo và phát triển đóng vai trị hỗ trợ hoặc kích hoạt hành vi có sẵn bên trong của người lao động phát huy năng lực làm việc, gắn bó với cơng việc và tổ chức. Ngồi ra, đào tạo và phát triển là một thực tiễn quan trọng được sử dụng để tạo ra nhiều lợi ích cho người lao động và tổ chức, trong đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.

79

Một phần của tài liệu Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền nam (Trang 91 - 93)