Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc tham gia tương tác truyền thông xã hội của người tiêu dùng , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 81)

5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu

Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có những điểm hạn chế, được thể hiện dưới đây.

Thứ nhất là giới hạn vốn có của nghiên cứu định lượng, do nghiên cứu được thực hiện với tập mẫu nhỏ và là mẫu ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu có thể bị chệch do suy nghĩ chủ quan của tác giả và những đáp viên. Theo thống kê đa số đáp viên là những người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, có độ tuổi trẻ (20 – 35) với trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Để giảm bớt điều này, nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn

kích thước mẫu đảm bảo theo lý thuyết về chọn mẫu (tối thiểu 5 mẫu cho một biến quan sát), tuy nhiên khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu tập mẫu có kích thước lớn hơn (10 mẫu cho một biến quan sát), có thêm những người tiêu dùng tham gia trả lời sống tại các địa phương khác nhau, độ tuổi và trình độ học vấn đa dạng hơn.

Thứ hai nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu 4 thành phần tác động như đã nêu ở trên đến việc tham gia tương tác truyền thơng xã hội của người tiêu dùng. Có thể cịn có nhiều yếu tố khác có tác động đến việc tham gia tương tác truyền thông xã hội của người tiêu dùng như sở thích của người tiêu dùng, mức độ thành thạo khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, các yếu tố cơ sở cho việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (thiết bị, đường truyền Internet…).

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Như đã nêu ở phần hạn chế của đề tài, để khắc phục các hạn chế liên quan đến tập mẫu nghiên cứu, những nghiên cứu tiếp theo có thể tăng thêm kích thước mẫu và đa dạng hơn các đối tượng trả lời câu hỏi.

Truyền thông xã hội có những đặc tính khác biệt của với các cơng cụ truyền thông đại chúng và các công cụ tiếp thị hiện hữu, nghiên cứu tiếp thị truyền thông xã hội cũng là một lãnh vực mới của nghiên cứu tiếp thị, vì vậy kết quả của nghiên cứu này đạt được đó là mơ hình nghiên cứu khả dụng, các thang đo đã được sử dụng đạt yêu cầu và đáng tin cậy. Trước đây, các nghiên cứu thường tập trung trên một thành phần tác động riêng biệt, việc kết hợp nhiều thành phần tác động như trong nghiên cứu này cần có sự nghiên cứu lặp lại nhằm khẳng định sự đáng tin cậy của mơ hình nghiên cứu cũng như điều chỉnh các thang đo phù hợp hơn với bối cảnh của nghiên cứu. Do đó, các nghiên cứu lặp lại là cần thiết.

Thêm vào đó, trong nghiên cứu định tính, đáp viên thể hiện có nhiều nguyên nhân có thể khiến họ tham gia tương tác truyền thơng xã hội, những yếu tố chính đã được thể hiện trong nghiên cứu, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan đến cá tính, sở thích, chất lượng thơng tin, mức độ ảnh hưởng của lợi ích đến người tiêu dùng hay

mức độ thơng dụng của phương tiện truyền thông xã hội được cho là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tương tác của người tiêu dùng dù chúng khơng có trong mơ hình. Đây có thể là một hướng cho những nghiên cứu sau, xác định thêm các yếu tố, các biến tham gia vào mơ hình nghiên cứu để tìm hiểu xem sự tác động của nó đến việc tham gia tương tác của người tiêu dùng.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy mơ hình nghiên cứu khả dụng, nó có thể là cơng cụ dự báo tốt. Do đó mơ hình nghiên cứu này có thể hữu dụng cho những nghiên cứu tiếp theo, áp dụng cho một công cụ truyền thông xã hội cụ thể, hay đối với một thương hiệu cụ thể. Có thể thấy rằng mỗi người tiêu dùng có những động lực, kì vọng về chất lượng và những mối quan hệ khác nhau khi sử tham gia tương tác truyền thông xã hội của các thương hiệu khác nhau, do đó, mơ hình nghiên cứu này giúp những nhà nghiên cứu ứng dụng đánh giá được mức độ thành công của chiến lược truyền thông xã hội và tăng cường hiệu quả truyền miệng giữa những người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến việc tham gia tương tác truyền thông xã hội của người tiêu dùng , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)