Các tế bào tiền ngách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hình thái giải phẫu khối bên xương sàng của người việt nam ứng dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính (Trang 29 - 31)

1: Tế bào ngách trước; 2: Tế bào tiền ngách; 3: Tế bào ngách sau

Tế bào tiền ngách

Tế bào tiền ngách tìm thấy trên khoảng 20 đến 33 % dân số trong quần thể [73], [74], [76]. Nĩ nằm ở phía trước và bên của ngách trán, khi phát triển sẽ đẩy ngách trán ra phía sau, trong. Nằm ngay trên tế bào mỏm mĩc trước, thành trước của tế bào này chính là thành trước của ngách trán (mặt sau gai mũi) và mặt sau của thành trước xoang trán. Đây là mốc để xác định tế bào trên phim CT scanner trước mổ [72], [82]. Khi thơng khí lớn, nĩ cĩ thể phát triển vào trong lịng xoang trán làm việc mở rộng dẫn lưu xoang trán qua nội soi trở nên khĩ khăn. Tùy vào mức độ thơng khí phát triển của tế bào này tác giả (Kuhn) phân ra làm 4 nhĩm (loại) [52]

Loại 1 (K1): Cĩ một tế bào ở ngách trán nằm trên tế bào mỏm mĩc trước Loại 2 (K2): Cĩ một nhĩm tế bào ở ngách trán nằm trên tế bào mỏm mĩc

trước.

Loại 3 (K3): Cĩ một tế bào lớn xâm lấn vào lịng xoang trán.

Loại 4 (K4): Cĩ một tế bào lớn xâm lấn vào lịng xoang trán vượt qua 50% chiều cao xoang trán.

và lấy bỏ triệt để cần sử dụng khoan mài mỏng gai mũi, nếu cần cĩ thể lấy bỏ phần cao của vách ngăn và vách liên xoang để tạo đường vào rộng rãi nhằm quan sát, lấy bỏ tế bào, tạo đường dẫn lưu rộng rãi cho xoang trán (Lothrop).

Tế bào ngách trước

Gặp trong khoảng 15% các trường hợp [73]. Tế bào ngách trước nằm phía ngồi của ngách trán, khi phát triển cĩ thể đẩy ngách trán vào trong. Nĩ cĩ thể phát triển lên phía sau dưới của xoang trán. Phát triển lên phía trên, tế bào này lách giữa ổ mắt và thành dưới xoang trán nên cịn được gọi là tế bào trên ổ mắt (supraorbital cell). Thành bên của nĩ chính là phần trước của thành trong ổ mắt (thành bên ngách trán), là mốc để xác định tế bào trên phim CT scanner trước mổ [82].

Tế bào ngách sau

Cĩ trong khoảng 10% dân số [12], [73]. Tế bào ngách sau nằm sau cùng trong các tế bào ngách, ngay trước trên của bĩng sàng. Tế bào này phát triển làm hẹp ngách trán từ phía sau. Nĩ cĩ thể phát triển lên phía sau dưới của xoang trán, đẩy bĩng sàng lùi ra phía sau khiến cho động mạch sàng trước nằm ngay ở thành sau của tế bào này (thành trước bĩng sàng). Tế bào này khá giống với tế bào bĩng trên, chỉ khác là nĩ phát triển thơng khí lên trên, xâm nhập vào lịng xoang trán. Cĩ thành sau chính là thành trước của bĩng sàng (thành sau ngách trán) và mặt sau xoang trán, đây là mốc để xác định tế bào trên phim CT scanner trước mổ [83].

c. Các tế bào bĩng:

Các tế bào bĩng nằm trong một mốc giải phẫu gọi là bĩng sàng. Thường cĩ 2 tế bào xếp thành hai tầng: tế bào bĩng trên và tế bào bĩng dưới [76], [84]. Trong đĩ:

Tế bào bĩng trên

Cĩ mặt trong khoảng 60% các trường hợp [73], [76], tế bào này liên hệ mật thiết với ngách trên bĩng. Động mạch sàng trước sau khi đi qua ngách trên bĩng, tiếp tục đi vào thành trên của tế bào bĩng trên, tạo thành một gờ nổi ở ngay phía sau của mặt trước tế bào. Trong nhiều trường hợp, nhất là khi tế bào

bĩng trên phát triển, động mạch sàng trước thốt vị vào trong lịng của tế bào, gây phức tạp cho quá trình lấy bỏ các tế bào sàng để bộc lộ tồn bộ trần sàng và thành bên ổ mắt (do nguy cơ tổn thương động mạch sàng trước) [12], [89].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hình thái giải phẫu khối bên xương sàng của người việt nam ứng dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)