Phẫu thuật nạo sàng trước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hình thái giải phẫu khối bên xương sàng của người việt nam ứng dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính (Trang 41 - 43)

1.3. CÁC PHẪU THUẬT NSMX THỰC HIỆN TRÊN VÙNG KHỐI BÊN

1.3.3. Phẫu thuật nạo sàng trước

1.3.3.1. Đại cương

Phẫu thuật nạo sàng trước bao gồm: các bước mở phễu sàng, mở các tế bào sàng trước cho đến mảnh nền cuốn giữa, kể cả tế bào mỏm mĩc trước. Để tránh làm tổn thương niêm mạc dẫn đến tai biến sẹo hẹp ngách trán sau mổ, chỉ nên mở mà khơng lấy bỏ hồn tồn tế bào mỏm mĩc trước. Trong lần phẫu

thuật xoang lần đầu, kể cả khi cĩ hiện tượng viêm xoang trán kèm theo cũng nên tránh mở vào các nhĩm tế bào ngách (tế bào bĩng trên, tế bào trên ổ mắt, tế bào bĩng trán – nếu cĩ). Vì động tác này cĩ thể dẫn tới việc làm tổn thương niêm mạc ngách trán. Do vậy, thực chất khái niệm nạo sàng trước qua nội soi cĩ thể hiểu chỉ giới hạn ở vùng phức hợp lỗ ngách bao gồm mở phễu sàng, mở tế bào bĩng dưới +/- mở lỗ thơng xoang hàm loại 1 hoặc 2 [4].

Hình 1.18. Sơ đồ phẫu thuật nạo sàng trước qua nội soi [4]

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghiên cứu về sinh lý niêm mạc mũi xoang người ta đã chứng minh được vùng PHLN chính là vùng “hạ lưu” nơi hội tụ của các “nhánh sơng” niêm dịch từ các xoang sàng trước, xoang hàm và xoang trán. Khai thơng vùng này sẽ giúp hiện tượng thốt dịch từ các xoang này trở nên dễ dàng hơn, qua đĩ cĩ thể xử lý tình trạng viêm các xoang này mà khơng nhất thiết phải mở rộng lỗ thơng xoang của chúng [97, 98, 99]. Theo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Senior B.A. và Daniel Simen [20, 50], cĩ đến hơn 90% các trường hợp mờ xoang trán trên phim CT scanner trước mổ cĩ thể được giải quyết sau phẫu thuật nạo sàng trước đơn thuần (mà khơng cần phải mở ngách trán). Do đĩ, nạo sàng trước được khuyến cáo sử dụng là thì đầu tiên trong phẫu thuật NSMX điều trị viêm đa xoang mạn tính (thất bại thì mới đặt ra chỉ định cho các phẫu thuật mở rộng hơn) [12], [99], [100], [101].

1.3.3.2. Chỉ định

- Điều trị cho các trường hợp viêm xoang sàng trước và hoặc xoang hàm/ xoang trán khơng đáp ứng với điều trị nội khoa.

- Bệnh tích khu trú ở xoang sàng trước, ví dụ như Polyp viêm khu trú, Papilloma hoặc nấm [4], [25].

1.3.3.3. Kỹ thuật

Sau khi thực hiện lấy mỏm mĩc, mở lỗ thơng của xoang hàm, ta sẽ tiếp tục mở vào các tế bào sàng trước. Thơng thường bĩng sàng được mở vào vị trí dưới trong bằng curret, sau đĩ tiếp tục lấy bỏ thành trước. Chú ý, khơng nhất thiết phải cố lấy tồn bộ thành trước của bĩng sàng. Chỉ cần lấy 2/3 dưới của mặt trước. Qua đĩ, quan sát được thành trên, thành sau (mảnh nền cuốn giữa) và thành bên của tế bào bĩng dưới vì phần cao của bĩng sàng thực chất chính là phần sau của ngách trán, là nơi hạn chế tác động phẫu thuật để tránh sẹo hẹp về sau. Cuối cùng, lấy bỏ thành trong (sát cuốn giữa) và phần cịn lại của thành dưới của bĩng sàng bằng kìm đột, để bộc lộ mảnh nền [4], [25]. Các tế bào sàng trước cịn lại tiếp tục mở rộng theo một bình diện bên song song với thành trong của xoang hàm để tránh làm tổn thương các tế bào ổ mắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hình thái giải phẫu khối bên xương sàng của người việt nam ứng dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính (Trang 41 - 43)