4.134. Qua việc khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước có liên quan đến đề tài luận án, xác định cơ sở lý thuyết nghiên cứu, cho phép rút ra một số kết luận sau:
1. Trong số các cơng trình khoa học trong lĩnh vực tố tụng hình sự đã được cơng bố ở Việt Nam chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách chun sâu, tồn diện về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu nghiên cứu về nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội và việc thực hiện ngun tắc này trên thực tế gắn với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
2. Với yêu cầu của nội hàm đề tài, nội dung nghiên cứu của luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Ngun tắc suy đốn vơ tội mặc dù đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong quá trình tiến hành tố tụng, tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc chưa triệt để dẫn đến vẫn cịn tình trạng oan sai xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế.
3. Do đó, để nghiên cứu đề tài luận án toàn diện, hiệu quả, luận án dựa trên nội hàm khái niệm của ngun tắc suy đốn vơ tội, đồng thời, dựa trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; về cải cách tư pháp hình sự và bảo đảm tính đồng bộ trong thực hiện các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam để làm sáng tỏ việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam.
4.135.Chương 2