Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đốn vơ tộ

Một phần của tài liệu Luận án Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 107)

2 Ở Mỹ, trong vụ án nổi tiếng Commonwealth v Webster 5 Cush 95, 59 Mass 95 March, 1850, Thẩm

4.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đốn vơ tộ

đốn vơ tội

4.2.2.1.Hoàn thiện quy định về ngun tắc suy đốn vơ tội quy định tại Điều 13 trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

4.465. Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc suy đốn vơ tội quy định: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi khơng đủ và khơng thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội”.

4.466. Theo NCS, việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, người bị buộc tội được “coi” là vơ tội... là chưa rõ, chưa chính xác. Bởi lẽ, chữ “coi” khơng được nhìn nhận như một ngơn ngữ luật học. Hơn nữa, người ta có thể và có quyền “coi” việc này là đúng hay không đúng theo cảm nhận riêng của mỗi người. Do vậy, quy định: người bị buộc tội được “suy đốn vơ tội”. là phù hợp, đúng với tên gọi của điều luật là “suy đốn vơ tội”, chứ không phải “coi” là vô tội. Mặt khác, quy định: người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi bị kết tội là không phù hợp về nội dung cốt lõi mà điều luật cần quy định. Bởi vì, quy định này cần dứt khốt khẳng định trạng thái vô tội chứ không thể vừa vơ tội, vừa có tội. Theo đó, cần quy định: người bị buộc tội được suy đốn vơ tội khi tội phạm chưa được chứng minh theo trình tự luật định là phù hợp với logic, phù hợp với trạng thái chưa có bản án của kết tội có hiệu lực pháp luật, thì vẫn là vơ tội. Một điều hiển nhiên là, chưa chứng minh được tội phạm có nghĩa là chưa có tội [132]. Do vậy, Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cần được sửa đổi như sau:

4.467. Điều 13. Suy đốn vơ tội

1. Người bị buộc tội được suy đoán là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội.

3. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội, khơng có tội. 4.468. Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong đó có quy định tại Điều 13. Suy đốn vơ tội và các nguyên tắc khác liên quan mật thiết với nhau trong pháp luật tố tụng hình sự. Đồng thời qua các vụ án oan sai đã xảy ra trên thực tế như đã nêu và phân tích ở trên cho chúng ta khẳng định một điều là các cơ quan tiến hành tố và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã khơng nhận thức đầy đủ nội dung, ý nghĩa giá trị pháp lý, không nghiêm túc thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội (một nguyên tắc tiến bộ, bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị buộc tội), mà bỏ qua trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nên đã gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến oan sai cho người vô tội, xâm phạm thơ bạo đến quyền con người, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, được pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế thừa nhận và bảo vệ. Qua đó cũng thấy rằng các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lại phải trải qua nhiều vịng tố tụng, mất thời gian cơng sức và tiền của nhà nước; cịn người dân vơ tội lại thêm những năm tháng bị giam cầm oan ức, sau mỗi lần hủy án và kết quả của bản án cuối cùng đã khẳng định người bị tình nghi, khơng phạm tội. Các hành vi tố tụng sai trái nêu trên cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh và có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm minh những hành vi có ý bất chấp, bỏ qua ngun tắc suy đốn vơ tội, với tư cách là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ, gắn bó với các nguyên tắc tố tụng khác và chi phối nguyên tắc xuyên suốt cả quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

4.469. Do đó những nhà xây dựng pháp luật cần nghiên cứu sao cho hạn chế đến mức thấp nhất có thể việc hồn tất hồ sơ ở Tịa án cấp xét xử sơ thẩm, còn đối với Tòa án cấp phúc thẩm cần hạn chế đến mức thấp nhất áp dụng Điều 358 Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, nhằm bảo đảm thực hiện được Điều 13. Suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố điều tra ban đầu, của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cùng cấp, đến giai đoạn Tòa án xét xử cũng bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội. Để ban hành bản án liên quan đến sinh mệnh con người cần thực sự cơng tâm, khách quan và chính xác, góp phần đảm bảo xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của con người và lợi ích hợp pháp của Pháp nhân bị buộc tội.

4.2.2.2. Hoàn thiện quy định về các nguyên tắc có liên quan đến việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

4.470. Là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự với tư cách là những tư tưởng và quan điểm chủ đạo, có khả năng định hướng cho cả hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và hệ thống tư pháp hình sự, ngun tắc suy đốn vơ tội nhất thiết phải có mối liên hệ với các nguyên tắc khác nhằm tạo nên tính nhất quán, tính hệ thống của các ngun tắc tố tụng. Sự nhất qn đó khơng chỉ là việc giao thoa, bổ sung cho nhau về nội dung của các nguyên tắc mà còn là sự nhất quán với nhau trên một định hướng chung cho toàn bộ các hoạt động và quan hệ tố tụng hình sự, đó chính là mục đích của tố tụng hình sự [120]. Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội, ngồi việc hồn thiện ngun tắc này, đồng thời cũng cần phải hoàn

thiện một số nguyên tắc khác. Cụ thể là:

- Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc pháp chế theo hướng khơng chỉ nhấn mạnh tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng của bản án, quyết định, mà cần khẳng định hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp chế bằng cách bổ sung nội dung: “Mọi hoạt động tố tụng, chứng cứ sẽ không được thừa nhận nếu không được thực hiện hiện một cách hợp pháp”. Với nội dung này, chẳng những đạt được mục đích bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, mà cịn đảm bảo cho tố tụng hình sự xác định được sự thật của vụ án, làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề khác của tố tụng hình sự.

- Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về “Xác định sự thật của vụ án” theo hướng xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể có quyền buộc tội ở các giai đoạn tố tụng hình sự. Trong quá trình chứng minh tội phạm, các chủ thể này phải có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội, bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội.

- Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử (Điều 26) theo hướng sửa tên điều luật thành “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”; quy định cụ thể việc xét xử vụ án hình sự được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa để bảo đảm chức năng buộc tội do các chủ thể của bên buộc tội thực hiện; chức năng bào chữa do các chủ thể của bên bào chữa thực hiện. Quy định về trình tự phát biểu trong tranh tụng (Điều 320) cần sửa đổi, bổ sung phần nội như sau: “Kiểm sát viên trình bày luận tội; bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ trình bày ý kiến; người bào chữa trình bày lời bào chữa, bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa (nếu khơng có người bào chữa thì bị cáo tự bào chữa); bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ trình bày ý kiến. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày buộc tội trước khi Kiểm sát viên luận tội”; bổ sung khoản 4 với nội dung sau: “Bị cáo và người bào chữa có quyền phát biểu sau cùng”.

4.471. Đặc biệt, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cần quy định rõ sự bình đẳng của bên buộc tội và bên bào chữa trong việc đưa ra chứng cứ và tranh luận trước Hội đồng xét xử. Bị can, bị cáo, người bào chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bằng bất cứ phương thức hợp pháp nào; chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại phiên tịa. Điều đó có nghĩa là phải song song thừa nhận những chứng cứ có trong hồ sơ và ngồi hồ sơ vụ án. Tòa án thực hiện chức năng xét xử song cũng có trách nhiệm trong việc thẩm tra, đánh giá chứng cứ từ quá trình tranh tụng. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng và những chứng cứ đã được thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa. Bản án kết tội không được căn cứ vào các giả định.

4.472. Lần đầu tiên ở nước ta, nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời từ đó vấn đề tranh tụng cũng đã được thể hiện trong một loạt các quy định khác nhau của Bộ luật, với mục đích tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án và bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội được thể hiện qua một số vấn đề sau:

4.473.về thời điểm xuất hiện tranh tụng: Sau khi kết thúc phần thẩm vấn công

khai tại phiên tòa, chuyển sang phần tranh tụng: Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, phần tranh tụng được thể hiện tập trung cao độ để xem xét chứng cứ giữa các bên

buột tội và bên bị buột tội đưa ra cơng khai tại phiên tịa, quan điểm đánh giá của các bên về chứng cứ mới, dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tịa, trong trường hợp cần thiết thì triệu tập cả những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận tranh luận tại phiên tịa là tranh tụng thì quan điểm này đã phủ nhận những quy định về quyền được tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trước khi mở phiên tòa và cả sau phiên tòa. Nếu quan điểm tranh tụng bắt đầu cùng với giai đoạn bắt đầu của tố tụng hình sự thì cũng chưa cho thấy sự xác đáng. Bởi lẽ trong giai đoạn ban đầu của tố tụng hình sự, hoạt động khởi tố vụ án (đã xác định có dấu hiệu tội phạm) trong nhiều trường hợp khi chưa có quyết định khởi tố bị can thì cũng khơng xuất hiện hai lợi ích đối kháng nhau, thực hiện các chức năng tố tụng đối lập nhau là chức năng buộc tội (của nhà nước) và chức năng gỡ tội. Do đó, tranh tụng xuất hiện khi trong tố tụng hình sự xuất hiện hai chức năng tố tụng đối lập nhau của các chủ thể đó là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa, tức là tranh tụng chỉ xuất hiện khi có sự tham gia của bên có lập trường tương phản với quan điểm của sự buộc tội. Thống nhất với quan điểm trên, Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi của việc tranh tụng hơn so với quan điểm được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng cũng như quy định của Hiến pháp 2013. Theo đó, tranh tụng được xác định cả trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều được quyền tham gia vào quá trình tranh tụng. Đây là điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp 2013, khi Hiến pháp chỉ quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

4.474.về chủ thể tranh tụng: Bản chất của hoạt động tranh tụng là sự tranh

luận qua lại giữa hai bên buộc tội và bào chữa để tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì vậy, tranh tụng chỉ đặt ra giữa bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra trực tiếp nhất là Điều tra viên và Viện kiểm sát, trực tiếp nhất là Kiểm sát viên và bên bào chữa gồm bị can, bị cáo hoặc người bào chữa. Như vậy, tranh tụng chỉ thực sự có thể có và được bảo đảm nếu có sự phân chia các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự ra thành ba chức năng chính là: buộc tội, bào chữa và xét xử. Theo đó, Tịa án chỉ đứng ra thực hiện nhiệm vụ là “trọng tài” xem xét quá trình tranh tụng của các bên. Điều này cũng cho thấy, một số quyền hạn của Tòa án của Hội đồng xét xử theo quy định của BLTTHS hiện hành như: quyền khởi tố vụ án khi xét thấy có việc bỏ lọt tội phạm, nghĩa theo cái nhìn có hành vi phạm tội và theo xu hướng buộc tội thì lại khơng đảm bảo nguyên tắc Tòa án chỉ là “trọng tài” trong quá trình tố tụng hình sự.

4.475.về nội dung của hoạt động tranh tụng: Vấn đề đặt ra của việc thể hiện

nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đó chính là, việc tranh tụng trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào, nhiệm vụ quyền hạn của các bên tham gia vào quá trình tranh tụng được thể hiện ra sao? Đây là vấn đề mà nguyên tắc tranh tụng của Bộ luật tố tụng hình sự cần thể hiện cụ thể để có thể áp dụng trên thực tiễn. Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, bên cạnh việc Bộ luật tố tụng hình sự vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là chủ yếu như: Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát thì Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã lần đầu tiên quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập và yêu cầu Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận. Xét về lý luận cũng như trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng có

nghĩa là sự đối kháng nhau của các chủ thể có các chức năng khác nhau trong tố tụng. Chính vì vậy, trong tranh tụng không thể chỉ cho phép một chủ thể được đơn phương, độc quyền trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Điều này là sự bảo đảm cho quá trình tranh tụng được bình đẳng và hiệu quả cao hơn. Vấn đề này đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể hóa hơn trong các quy định về: quyền và nghĩa vụ của bị can (Điều 60), quyền và nghĩa vụ của bị cáo (Điều 61), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (Điều 73)...

4.476. Trong việc quy định nguyên tắc tranh tụng, vấn đề xác định chứng cứ là rất quan trọng. Bên cạnh việc quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ của các bên trong quan hệ tranh tụng, Điều 26 còn quy định các chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra Tòa án để xét xử phải được quy định đầy đủ, mọi chứng cứ xác định

Một phần của tài liệu Luận án Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w