2 Ở Mỹ, trong vụ án nổi tiếng Commonwealth v Webster 5 Cush 95, 59 Mass 95 March, 1850, Thẩm
4.503. KẾT LUẬN CHUNG
4.504. Tóm lại, thực hiện nghiên cứu đề tài “Bảo đảm thực hiện nguyên tắc
suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay” trong khuôn
khổ luận án tiến sĩ luật học, cho phép rút ra những kết luận chung sau đây:
1. Suy đốn vơ tội là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng của nền tư pháp dân chủ, nhân đạo, là tiêu chí “phẩm giá của một nền tư pháp văn minh”, “nguyên tắc nền tảng của tố tụng hình sự”. Đây là cơng cụ pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền con người với nội dung cơ bản, xuyên suốt là khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật, ngun tắc suy đốn vơ tội đặt ra các yêu cầu chi phối toàn bộ hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, nếu bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc này, sẽ có tác dụng định hướng cho những người tham gia tố tụng trong quan hệ với người bị buộc tội, loại trừ định kiến, kết tội một chiều trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thể hiện thái độ trân trọng tới số phận con người, hạn chế những sai lầm trong hoạt động tư pháp, làm oan người vô tội.
2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự là việc ghi nhận và thực thi những biện pháp, cách thức do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thực hiện quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội cũng cần có những điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả mới có thể tạo cơ chế phát huy hết những điểm tiến bộ của nguyên tắc này.
3. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc suy đốn vơ tội đã chính thức được khẳng định, thể chế hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tạo cơ sở quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội trên thực tế cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm và rút kinh nghiệm, đặc biệt là yêu cầu về nhận thức và việc áp dụng nguyên tắc này trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng. Kể cả khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án vẫn có quyền được thực hiện suy đốn vơ tội để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bảo vệ sự thật và cơng lý. Cũng từ thực tiễn thực hiện cho thấy, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn có những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đốn vơ tội. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là rất cần thiết.
4. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, được phân tích làm rõ tại chương 2 và chương 3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong áp dụng pháp luật tố tụng trước và sau Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 từ đó là cơ sở cho nội dung trong Chương 4, tác giả đã đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, với việc sửa đổi nội dung nguyên tắc suy đốn vơ tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nghiên cứu sửa đổi mơ hình tố tụng hình sự và những quy định khác có liên quan kết hợp với các giải pháp khác tăng cường bảo đảm thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Chính vì vậy, vấn đề cơ bản cần thực hiện là trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, các chủ thể có thẩm quyền buộc tội cần thực hiện nghiêm các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự để chứng minh tội phạm một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội. Đồng thời, các chủ thể buộc tội cũng cần nâng cao nhận thức về bảo đảm quyền được suy đốn vơ tội của người bị buộc tội.