Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực có trình độ cao, các chun gia cho tất cả các lĩnh vực phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. CHDCND Lào chưa có điều kiện để giáo dục đại học thực hiện được mục tiêu dân trí, mà trước tiên là phải tập trung vào việc đào tạo nhân lực, trong đó nhân tài là nhân lực có năng lực đặc biệt, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự nghiệp đổi mới đất nước. Mục tiêu đào tạo đại học ở CHDCND Lào cũng giống như giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm hai bộ phận:
+ Kiến thức giáo dục đại cương.
Bao gồm các học phần gồm sáu lĩnh vực: khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, toán học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. Giúp cho con người học có tầm nhìn rộng, có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và bản thân con người, nắm vững những tư duy khoa học, biết tơn trọng các di sản văn hóa của dân tộc, nhân loại, có đạo đức, nhận thức trách nhiệm công dân, biết yêu tổ quốc và có năng lực bảo vệ tổ quốc, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Các học phần về giáo dục đại cương có thể tồn tại dưới những mơn học thích hợp từ một số ngành khoa học.
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm ba nhóm học phần:
Cốt lõi (kiến thức cơ sở và ngành học chuyên ngành, bao gồm các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành và khoa học chuyên ngành).
Nhóm học chun mơn chính và nhóm học phần chun mơn phụ nhằm củng cố cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu.
hình chính là: cao đẳng thực hành như: (cao đẳng nơng nghiệp, cao đẳng y tế...) và cao đẳng cơ bản như: (cao đẳng sư phạm và một số cao đẳng nghiệp vụ.....).
Chương trình cao đẳng thực hành chủ định cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu, do đó trong chương trình đào tạo khối lượng giáo dục đại cương giới hạn ở mức vừa đủ cho người học tiếp thu được các kiến thức nghề nghiệp, một bộ phận kiến thức về nghề nghiệp được bố trí dưới dạng các học phần thực hành (có thể đến 50% hoặc hơn).
Ngược lại, chương trình của các trường cao đẳng cơ bản có thể xem như là một bộ phận cấu thành của chương trình đại học thuộc ngành tương ứng. Do vậy chương trình của các trường cao đẳng này có thể chứa trọn vẹn hoặc chứa một phần khối lượng kiến thức giáo dục đại cương ở chương trình đại học.
Nội dung giáo dục đại học, cao đẳng phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiện đại, phát triển, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc, hội nhập với trình độ chung trên thế giới cao đẳng 3 năm, đại học 4 - 5 năm, riêng trường đại học Y khoa là 6 - 7 năm.
Như vậy, chính mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình giáo dục và đào tạo sẽ quy định sinh viên - chủ thể nhận thức phải lĩnh hội đủ lượng tri thức đại cương, tri thức chuyên nghiệp ở từng cấp học, ngành học như thế nào.
* Hệ thống giáo trình
Để việc học tập của sinh viên đạt kết quả và chất lượng tốt thì ngồi các tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu, hệ thống giáo trình có vai trị đặc biệt quan trọng. Mỗi giáo trình của một mơn học phải đạt được mục tiêu là trang bị một lượng tri thức khoa học cơ sở của chun ngành và chun sâu có tính chất chun biệt nhưng khơng có ý nghĩa là hồn tồn độc lập, tách rời với các môn khoa học khác. Mỗi giáo trình của mơn học là hệ thống cấu trúc
toàn vẹn được tạo bởi hai khối tri thức.
+ Khối tri thức nền tảng: là một hệ thống tri thức thuộc về cơ sở của khoa học tạo nên mơn đó. Khối nền tảng được xây dựng, thiết kế như một hệ thống tồn vẹn theo lơgíc chặt chẽ và khoa học, đồng thời phải kết hợp với lơgíc của sư phạm phù hợp với những đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi. Khối tri thức nền tảng giữ vai trị quy định chủ đạo của mơn học.
+ Khối tri thức hỗ trợ: là những kỹ năng của khoa học khác mà ta cần huy động để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức nền tảng.
Hai khối kiến thức trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, tạo sự liên thông môn học như là một chỉnh thể thống nhất.
Trong hệ thống giáo dục đại học ở CHDCND Lào hiện nay có rất nhiều giáo trình cho các mơn học, về cơ bản đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên trên thực tế trong những năm qua cho thấy phần lớn các giáo trình đại học, cao đẳng còn nặng về lý thuyết, coi trọng tri thức hàn lâm, nhẹ về ứng dụng thực hành, chất lượng giáo trình cịn thấp... Vì vậy Đảng và nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa bằng nhiều biện pháp như: Tăng nguồn kinh phí, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các tác giả nhằm biên soạn, đổi mới nội dung, chương trình các giáo trình, sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trên cơ sở hệ thống giáo trình có chất lượng mới có thể phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên trong học tập. Nghĩa là hệ thống giáo trình cũng tác động tới sinh viên – chủ thể nhận thức trong học tập.