Đội ngũ giảng viên đại học với trình độ, phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 30 - 35)

dạy

Giảng viên là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập và nghiên cứu của sinh viên. Trong dân gian vẫn thường nói "thầy nào trị ấy", hoặc "khơng có thầy đố mày làm nên". Đã có những giai đoạn ở CHDCND Lào người thầy ln đóng vai trị trung tâm của q trình

dạy học. Nói chung, đội ngũ giảng viên đại học đóng vai trị và ảnh hưởng rất lớn tới sinh viên đại học - chủ thể nhận thức trong học tập.

Bảng 1.2. Trình độ chun mơn đội ngũ giáo viên công nhân viên của trường ĐHQG Lào

từ năm học 2005 - 2006 đến 2008- 2009

Năm học Tổng số Trình độ chun mơn

Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Khác

2005 - 2006 1.656 701 52 289 911 117 152 71 64

2006 - 2007 1.884 862 58 384 938 92 219 128 65

2007 - 2008 1.930 880 60 400 963 94 222 120 68

So với yêu cầu của giáo dục và đào tạo thì trình độ giảng viên có học vị từ thạc sĩ trở lên cịn chiếm tỷ lệ thấp, trình độ ngoại ngữ và tin học, nhìn chung cũng cịn thấp

Bảng 1.3. Trình độ tin học

Số lượng giáo viên Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

1.047 523 50% 304 29% 220 21%

Nguồn: Phòng tổng hợp trường ĐHQG Lào

Bảng 1.4. Trình độ ngoại ngữ Số lượng giáo viên Chứng chỉ A Chứng chỉ B Chứng chỉ C Cao đẳng, Đại học Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1.047 628 57% 189 18% 105 10% 167 15%

Nguồn: Phòng tổng hợp trường ĐHQG Lào

Hàng năm trường đều tổ chức hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua hội giảng cũng như khảo sát thực tế, chúng tơi thấy, phần lớn các giáo viên ít cải tiến phương pháp giảng dạy. Chủ yếu vẫn là cách dạy "thầy đọc trò ghi", giảng viên mỗi người dạy theo một cách vì chưa có giáo trình chuẩn. Đơng đảo đội ngũ giảng viên khơng có cơ hội để được đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức nên chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của thực tiễn đặt mới. Số cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học - một biện pháp để nâng cao trình độ cịn hạn chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích giảng viên đi học nâng cao trình độ chưa nhiều. Những hạn chế về trình độ, năng lực sư phạm, những bất cập về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên, giảng viên.... đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, đến học tập và phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của các sinh viên

đại học.

Một số nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục và đào tạo, đó là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đại học. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng cán bộ quản lý và chuyên gia vững vàng trong giáo dục, đào tạo là hết sức quan trọng. Đội ngũ này phải nắm vững được mục tiêu và quan điểm giáo dục của Đảng, đồng thời phải quan tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục đại học. Tổng kết những kinh nghiệm đã có để có thể làm tốt cơng việc của mình.

* Hệ thống các phương pháp.

Hệ thống các phương pháp trong quá trình dạy - học là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh viên - chủ thể nhận thức trong học tập. Thực chất của phương pháp giáo dục ở trường đại học là khuyến kích sự chủ động học tập, nghiên cứu khoa học của người học kết hợp với việc giảng dạy, hướng dẫn của người dạy. Phương pháp phải thể hiện được nguyên lý giáo dục: Học lý thuyết gắn liền với thực hành, thực tập. Đặc biệt cần sớm chấm dứt tình trạng xa rời cuộc sống và đề phịng khuynh hướng "phi chính trị" trong các trường, cụ thể như sau:

+ Người giảng viên phải sử dụng một loạt các phương pháp để có thể bồi dưỡng năng lực, định hướng trong hoạt động khoa học và đời sống cho sinh viên.

Q trình này khơng phải đến giai đoạn này mới bắt đầu, mà thực tế đã được hình thành từ trong các trường phổ thơng. Chẳng hạn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tùy theo năng khiếu và sở thích của mình mà mỗi học sinh đã xác định hướng đi và nghề nghiệp cho bản thân bằng cách lựa chọn ngành nghề và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của mình.

Tuy đã được định hình một số cách cơ bản từ khi cịn là học sinh phổ thơng. Song vẫn là cần thiết khi các trường đại học có nhiệm vụ giúp sinh viên của mình định hướng và xác định lại giúp họ tự tin và quyết tâm học tập hơn nữa để có một cơ sở tốt cho tương lai, nghề nghiệp sau này.

+ Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy lý luận. Lượng kiến thức mà mỗi sinh viên cần phải lĩnh hội khi học tập và nghiên cứu tại các trường đại học là rất lớn. Vì lẽ đó người giảng viên chỉ có truyền đạt một số lượng kiến thức cơ bản nhất, việc còn lại là phải dạy cách học cho sinh viên. Bởi có tới 1/3 các khái niệm, phạm trù là sinh viên phải tự học để hiểu. Do đó, dạy phương pháp cho sinh viên các trường đại học chính là rèn luyện tư duy lý luận, tư duy trừu tượng, rèn luyện ngôn ngữ để nắm được các thuật ngữ mới, sử dụng để diễn đạt, làm bài kiểm tra, bài thi chuẩn xác và lơgíc.

+ Rèn luyện năng lực vận dụng các tri thức và giải pháp hoạt động trí tuệ để nắm được các đối tượng và các quá trình mới. Bồi dưỡng năng lực dự báo khoa học.

Đây là một năng lực cần thiết của mỗi sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Từ những tri thức cơ bản và chuyên ngành đã có, sinh viên có thể dự báo được những tiến bộ của nó trong tương lai và những ứng dụng của nó trong đời sống xã hội.

Trong những năm gần đây ngành giáo dục, đào tạo ở CHDCND Lào đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhưng do rất nhiều nguyên nhân và việc đổi mới phương pháp còn rất nhiều hạn chế làm cho sinh viên chưa thể chủ động trong học tập và chưa phát huy được tính sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w