Giải pháp liên quan đến đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 71 - 73)

D. Các trường thực hành sư phạm (Trực thuộc khoa giáo dục)

2.2.2. Giải pháp liên quan đến đội ngũ giảng viên

Sinh viên là "trung tâm" của quá trình đào tạo, nhưng quyết định chất lượng đào tạo lại là người thầy, trình độ chun mơn và phương pháp sư phạm của người dạy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập. Thơng qua q trình đào tạo, người thầy tác động đến sinh viên, phát huy sức mạnh chủ quan của họ. Sức mạnh bên trong ấy có thể làm cho kiến thức mà thầy truyền thụ cho sinh viên được nhân lên, sáng tạo thêm rất nhiều.

Thực tế đội ngũ giảng viên đại học ở nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và ở trường ĐHQG Lào nói riêng khơng những thiếu về số lượng mà cịn hạn chế về trình độ, chun mơn, chưa đáp ứng được u cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nhu cầu của người học ngày càng tăng nhanh nhưng số lượng cũng như chất lượng giảng viên thì tăng rất chậm. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối về tỷ lệ giảng viên trên số lượng sinh viên, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đào tạo.

Qua khảo sát ở trường ĐHQG Lào chúng tôi thấy cơ cấu độ tuổi của giảng viên như sau:

STT Độ tuổi Tỷ lệ

1 Dưới 35 tuổi 30%

2 Từ 36 đến 50 tuổi 50%

3 Từ 51 đến 60 tuổi 20%

Từ thực tế trên chúng ta thấy số giảng viên trẻ còn thấp (chiếm 30%). Giảng viên trẻ có trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học tương đối khá nhưng phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên lâu năm tuy phương pháp tốt, giàu kinh nghiệm, song do hoàn cảnh lịch sử, đào tạo có khi chắp và khơng cơ bản, cùng với sự gia tăng không ngừng của tri thức nên nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, theo chúng tơi Bộ giáo dục cần có kế hoạch đào tạo lại, nâng cao trình độ cho bộ phận này. Cần có chế độ, chính sách thu hút những sinh viên giỏi ở lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Về chất lượng, đội ngũ giảng viên có trình độ trên và sau đại học là: 18 giáo sư, 182 phó giáo sư, 62 tiến sĩ, 492 thạc sĩ.

Cán bộ, giảng viên ở trường ĐHQG Lào đã tích cực tham gia biên soạn giáo trình, bài giảng nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao năng lực giảng dạy. Đây cịn là một hình thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trình độ chun mơn của mỗi cán bộ giảng viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục đào tạo ở CHDCND Lào.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, Nhà nước, Bộ giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cũng như thời gian để cán bộ giảng viên phát huy và nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ, được đi học nâng cao chun mơn nghiệp vụ trong nước hoặc nước ngồi, quan tâm động viên kịp thời đối với những cán bộ giảng viên có thành tích. Bộ giáo dục có kế hoạch

đầu tư ngân sách, tăng cường trang thiết bị cho việc dạy - học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực cho đất nước.

Nhà trường phải tổ chức đánh giá đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng hay không đáp ứng được yêu cầu đào tạo, phải chuẩn hóa cán bộ giảng dạy theo các tiêu chí: kiến thức, phương pháp giảng dạy, đạo đức, tư cách và khả năng nghiên cứu. Về trình độ chuyên môn phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% giáo viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 70% có thể sử dụng tốt ngoại ngữ thanh thạo; có 80% có trình độ tin hoc văn phịng bằng A, 50% có trình độ tin học bằng B. Về phương pháp giảng dạy phấn đấu 100% giáo viên ĐHQG Lào biết sử dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy, biết sử dụng thành thạo các công cụ phương tiện hỗ trợ dạy học. Về đạo đức 100% giáo viên ĐHQG Lào có phẩm chất đạo đức tốt là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho sinh viên; tích cực chống các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Có như vậy thì mới đảm bảo được chất lượng dạy - học đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Như vậy thì mới có điều kiện để phát huy vai trị tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập.

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 71 - 73)