Giải pháp về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 73 - 77)

D. Các trường thực hành sư phạm (Trực thuộc khoa giáo dục)

2.2.3. Giải pháp về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học

Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học là một trong nhiều nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Sau 20 năm đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng đã có những bước tiến lớn, tuy vậy vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu của cơ chế thị trường, u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Vấn đề trăn trở hiện nay của tất cả những người có trách nhiệm cũng như cán bộ, giảng viên trực tiếp giảng dạy là nội dung chương trình đào tạo đại học của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào khác với các nước trong khu vực có nền kinh tế thị trường. Nhiều năm qua chúng ta tích cực đổi mới nội dung chương trình, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo ở các trường thiếu kiến thức về phương

pháp luận xây dựng chương trình đào tạo, thiếu kiến thức tài liệu và thông tin cần thiết cũng như những tri thức hiện đại về các ngành đào tạo. Vì vậy, cần phải đổi mới hơn nữa nội dung, chương trình của từng trường, từng ngành học cho phù hợp với yêu cầu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đối với đại học thời gian đào tạo được thiết kế là 4 - 7 năm. Như vậy phải xây dựng nội dung chương trình cho phù hợp, tránh đưa kiến thức quá nặng hoặc quá nhẹ.

Bên cạnh nội dung chương trình thì phương pháp dạy học cũng tác động rất lớn đến việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức của sinh viên đại học. Trong nhiều năm qua ngành giáo dục đại học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tích cực rất nhiều trong việc đổi mới phương pháp dạy - học nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn đất nước.

Bản chất của q trình dạy - học là có tính quy luật - có rất nhiều quy luật chi phối hoạt động dạy - học nhưng có lẽ quy luật cơ bản nhất là quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học tập nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nhận thức được quy luật này, cán bộ giảng viên ở trường ĐHQG Lào luôn cố gắng phấn đấu để vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại trong quá trình giảng dạy của mình, nhằm thu được kết quả cao nhất.

Có rất nhiều quan niệm về cách đổi mới phương pháp nhưng theo chúng tôi mọi sự đổi mới về phương pháp đều phải tuân thủ nguyên tắc "đặt sinh viên vào vị trí trung tâm" của q trình giảng dạy dưới sự hướng dẫn gợi mở tích cực của giảng viên. Đây là phương pháp sẽ đưa đến những nhận thức mới về mục đích, mục tiêu đào tạo, về vai trị của người dạy, người học, về bản chất của quá trình dạy - học, về hệ thống các phương pháp.... Có nghĩa là chúng ta đã tiếp cận được các vấn đề của sư phạm học hiện đại - phương pháp dạy học tích cực lấy "sinh viên làm trung tâm" khơng phải ngẫu nhiên mà có, nó có cơ sở lý luận từ trong triết học. Người dạy và người học có mối quan hệ

qua lại, thầy đóng vai trị là ngoại lực tác động tới sinh viên, giúp sinh viên phát huy hết nội lực của bản thân, tự vận động để tìm ra tri thức và như vậy họ đóng vai trị chủ động, quyết định tới chất lượng học tập của bản thân. Nhưng như trên đã nói, vì mối quan hệ qua lại cho nên trong phương pháp này vai trị của người thầy khơng thể bị coi nhẹ mà ngược lại phải có sự dẫn dắt, gợi mở định hướng của người thầy thì sinh viên mới hiểu sâu sắc kiến thức, có định hướng đúng, khơng phải mị mẫm, mất thời gian và khơng mất phương hướng trong học tập.

Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học tích cực người dạy đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở, sinh viên tự chủ, độc lập, tự tích cực hóa bản thân. Trong q trình ấy sẽ diễn ra nhiều quan điểm, nhiều ý kiến trái ngược mâu thuẫn nhau về một hoặc nhiều vấn đề. Trong tình huống ấy, người thầy sẽ phát hiện kịp thời với tư cách là cố vấn, là trọng tài khoa học đưa ra những kết luận cuối cùng trong các cuộc tranh luận. Đồng thời, người thầy cũng kiêm ln vai trị là người đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Thông qua cách học như vậy mỗi sinh viên sẽ tự động sửa chữa, điều chỉnh, đánh giá, rút kinh nghiệm về phương pháp học, về cách xử lý các tình huống có vấn đề của mình. Ngược lại khi người thầy tiếp nhận từ các em những vấn đề mới nảy sinh qua quan hệ của các em với bạn bè, thầy cô, xã hội... sẽ khiến người dạy phải tự điều chỉnh hệ thống phương pháp của mình, có thể tăng lên ở phương pháp này, giảm bớt ở phương pháp kia... Như Mác đã nói: "Nhà giáo dục cũng phải được giáo dục", vì vậy bản thân người dạy cũng phải tích cực, năng động, sáng tạo để khơng ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Quan hệ thầy - trị trong dạy - học ln là một quá trình vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, mâu thuẫn này được giải quyết thì mâu thuẫn khác nảy sinh. Cứ như thế cả thầy và trị sẽ đều đạt đến một trình độ cao hơn cả về tri thức khoa học và phương pháp dạy cũng như phương pháp học. Trên cơ sở đó mới phát huy được vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh

viên trong học tập.

Đổi mới phương pháp đào tạo với phương châm lấy người học làm "trung tâm" của quá trình đào tạo dưới sự hướng dẫn của người thầy là phát huy vai trò chủ thể nhận thức của người thầy là phát huy vai trò chủ thể nhận thức của sinh viên trong học tập, đồng thời người thầy sẽ giúp sinh viên cách học, cách tự hiểu bản thân để tự học có hiệu quả.

Để q trình dạy - học của thầy - trị đạt hiệu quả cao khơng phải chỉ dựa vào một phương pháp nào đó mà người thầy ở đây phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy để giờ lên lớp của thầy - trò đạt hiệu quả cao nhất.

Các yếu tố như cấu trúc, nội dung chương trình, cách dạy của giảng viên... đều đóng vai trị quan trọng phát huy vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập của sinh viên.

Tuy nhiên, tất cả các yếu tố trên xét đến cùng chỉ là những nguyên nhân bên ngoài, sự ảnh hưởng của những nguyên nhân này đến mức nào là phụ thuộc vào khả năng nhận thức, vận dụng, chuyển hóa tri thức của từng sinh viên. Vì vậy, vai trị của bản thân từng sinh viên là vô cùng quan trọng.

Như vậy, có thể nói phương pháp dạy học tích cực là phương pháp có nhiều ưu điểm kết hợp giữa" cá thể hóa " và " xã hội hóa " q trình dạy - học. Đồng thời để phát huy tối đa hiệu quả của một giờ giảng thì người giảng viên phải biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp: truyền thống và hiện đại, phương pháp giảng giải, thuyết trình; đặt câu hỏi; nêu tình huống có vấn đề, phương pháp hợp tác; phương pháp tự học tập và nghiên cứu khoa học, tự đánh giá kiểm tra.

Khi vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực có tác dụng giảm được thời gian soạn bài, giảm được thời gian giảng giải trên lớp và sẽ tăng thời gian đối thoại, giờ giảng sẽ sinh động sôi nổi lên rất nhiều. Thầy đặt câu hỏi, nêu tình huống có vấn đề, trị trả lời. Cả thầy và trị đều làm việc tích cực, hứng thú sinh viên có niềm tin được khám phá chân lý, tự tin, mạnh dạng phát biểu,

tranh luận với thầy với bạn.

Tóm lại, để góp phần phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên thì chúng ta cần phải quan tâm đúng mức đến nội dung chương trình, phương pháp dạy và học. Có như vậy mới thúc đẩy các em tích cực hơn, chủ động hơn trong q trình học tập. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại thì chất lượng đào tạo của chúng ta phải được nâng cao, muốn có chất lượng đào tạo tốt thì chúng ta phải có kế hoạch đầu tư cho người dạy, người học và những vấn đề có liên quan đến họ. Cùng với đổi mới phương pháp dạy - học cần đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Các đề kiểm tra, thì phải làm thay đổi thời gian học thuộc lòng của sinh viên, tăng cường tư duy, suy luận, lập luận của họ. Trên cơ sở đó sẽ thay đổi được cách học của sinh viên theo hướng chủ động, tích cực, khắc phục dần được kiểu học thuộc lòng, thụ động của sinh viên.

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 73 - 77)