Địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ sinh viên đại học nước Cộng hòa Dân

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 39 - 43)

D. Các trường thực hành sư phạm (Trực thuộc khoa giáo dục)

1.2.1. Địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ sinh viên đại học nước Cộng hòa Dân

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực từ sinh viên đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định thế kỷ XX là thế kỷ khoa học công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước. Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã chỉ ra rằng để đưa nước Lào ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu cần phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một trong những tiền đề quan trọng bậc nhất để hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phải nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở mọi trình độ từ cơng nhân đến cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển đều coi giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. "Tương lai của con người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục" (A. Toffler). "Trong trật tự kinh tế mới, đất nước nào đầu tư nhiều nhất cho giáo dục, nước đó có sức cạnh tranh mạnh nhất" (nhóm Megatrend). Năm 1992, UNESCO cũng chỉ rõ: "Khơng có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó cịn tồi tệ hơn cả sự phá sản".

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang chuyển từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hiện đại, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nguồn lực phát triển được coi trọng, đặc biệt là nguồn lực

con người. Con người là tài sản lớn nhất, là tiềm năng quý nhất của đất nước, là đòn bẩy quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, là nhân tố quyết định các nhân tố khác. Hiệu quả khai thác sử dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển xã hội. Vậy làm thế nào để phát huy nguồn lực con người biến nó thành động lực của sự phát triển kinh tế xã hội? Để đáp ứng yêu cầu đó, yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu của kinh tế thị trường, những năm tới, chiến lược con người Đảng Nhân dân cách mạng Lào cần hướng vào là coi trọng giáo dục và đào tạo. Những để giáo dục và đào tạo có chất lượng hiệu quả thì phải phát huy vai trị chủ động tích cực sáng tạo của người học.

Nếu nguồn lực con người là động lực trực tiếp của sự phát triển thì giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo đại học là nền tảng của chiến lược con người. Coi trọng cơng tác giáo dục và đào tạo cũng chính là coi trọng nhân tố con người. Giáo dục và đào tạo phải được coi là gốc của sự phát triển.

Qua tổng kết thực tiễn chúng ta nhận thức được rằng, chúng ta chỉ có thể phát triển kinh tế - xã hội khi dựa vào giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, vì đây là hai lĩnh vực sẽ tạo ra tiềm lực trí tuệ và năng lực nội sinh trong mọi hoạt động của con người. Đầu tư mạnh mẽ và ưu tiên cho công tác giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực từ sinh viên đại học là hợp lý và thông minh nhất để có ngay được nguồn nhân lực trực tiếp trong chạy đua vào thế kỷ mới, tránh được sự tụt hậu trong hiện tại.

Đầu tư cho giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, trong đó có đầu tư cho nguồn nhân lực từ sinh viên đại học là sự đầu tư cơ bản và lâu dài cho nguồn lực con người. Nhà kinh tế học Gary Becker đã từng đạt giải Nobel chứng minh rằng, khơng có hình thức đầu tư nào mang lại quyền lợi lớn như đầu tư cho giáo dục, bởi lực lượng lao động có chuyên môn

cao sẽ làm cho năng suất lao động cao, hàng hóa có giá trị tăng cao. Trình độ học vấn cao sẽ góp phần làm giảm q trình tái sản xuất dân số. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục phải được coi là đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, là đầu tư cho tương lai, cho phát triển, tạo động lực cho địn bẩy thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế và xã hội phát triển. Phải coi giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo đại học là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để có thể đáp ứng được và đáp ứng ngày một tốt hơn đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là sinh viên của các trường đại học, bên cạnh việc tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo thì cần phải gắn chất lượng giáo dục, đào tạo với yêu cầu thực tế. Việc đầu tiên là phải nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ giảng viên. Người giảng viên không những đạt chuẩn quy định khi tuyển dụng mà còn phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, được đào tạo lại, được vận dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại vào điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và đối tượng sinh viên của mình, được cung cấp những trang thiết bị dạy học tiên tiến.

Nội dung giảng dạy phải đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành, cần phải cập nhật kịp thời tri thức hiện đại của thế giới và những vấn đề bức xúc của đất nước, cần chú ý đến yếu tố kỹ năng, kỹ thuật cơng nghệ và thực nghiệm... để có thể cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu khắt khe của thời đại mới.

Cần phải khắc phục phương pháp "dạy chay", "dạy áp đặt" trị trung thành với những gì thầy cho ghi, khích lệ, khơi gợi để sinh viên chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức, để họ thực sự là "trung tâm của hoạt động dạy - học".

bằng "Đào tạo theo yêu cầu của xã hội". Điều chỉnh cơ cấu đào tạo sinh viên cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề và giữa các cấp đào tạo hiện nay. Trong một thời gian dài đào tạo không theo nhu cầu của xã hội, mà theo yêu cầu của người học, do đó xuất hiện tình trạng có ngành thiếu cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học có ngành lại thừa. Vì vậy, giáo dục và đào tạo sinh viên có trình độ đại học, đặc biệt là đại học thực hành (Đại học Nông nghiệp, Đại học Y tế, Đại học Kỹ thuật...), cần phải mở rộng quy mơ để hình thành một đội ngũ nhân lực có cơ cấu phù hợp với các ngành kinh tế. Trong một thời gian ngắn cần tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề đội ngũ các nhà doanh nghiệp. Kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo gắn liền với chiến lược sử dụng nguồn nhân lực, thống kê đầy đủ, chính xác tình hình đào tạo, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực từ các trường đại học. Nhưng trong đó quan trọng nhất là bản thân sinh viên phải tự phát huy được vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân trong học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w