Yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo đại học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 43 - 50)

D. Các trường thực hành sư phạm (Trực thuộc khoa giáo dục)

1.2.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo đại học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thế kỷ XXI là xã hội học tập, một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức, giáo dục vừa phải cung cấp tri thức, vừa phải dạy công nghệ (cách làm) làm sao trong dịng thơng tin ngày càng đầy ắp mà mỗi người, từng cộng đồng vẫn phát triển, đủ sức định hướng được trong đó. Giáo dục như trước đây phải thường xuyên cung cấp những bản đồ của tồn cục thế giới ln náo động và phải cung cấp la bàn tìm đường đi trong thế giới đó. Dạy và học ở trường cả tri thức, kỹ năng và thái độ để sao khi ra đời vừa làm việc, vừa tiếp tục học suốt đời mới có thể thích nghi với thế giới phong phú, ln biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Tinh thần cơ bản ở đây là học tập ứng dụng vào cuộc đời biết và làm, như nguyên lý giáo dục của chúng ta đã khẳng định: Giáo dục

giúp mỗi người phát hiện ra và làm giàu tiềm năng sáng tạo của bản thân, năng lực nội sinh của mỗi người, đó là vốn liếng làm cho mỗi người trở lên giàu có. Đó là quá trình phát triển mỗi con người, mỗi nhân cách, cũng là quá trình con người tự khẳng định mình, tự thể hiện mình trong các hoạt động, trong cộng đồng, trong xã hội. Đối với giáo dục đào tạo ở CHDCND Lào không nằm trong mục tiêu mà giáo dục, đào tạo thế giới hướng tới. Đó là học để biết; để làm; để chung sống với người khác; để hiểu người khác; để khẳng định mình.

Học để biết.

Ngồi thu nhập thơng tin, tiếp thu tri thức, phải nhấn mạnh việc tạo lập và sử dụng thành thạo tri thức như các công cụ nhận thức. Việc học tập vừa là phương tiện, vừa là mục đích. Là phương tiện, học tập giúp con người hiểu được mơi trường sống và làm việc của mình để mà sống trong nhân phẩm, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp. Là mục đích học tập đem lại sự thỏa mãn hiểu được, biết được và phát minh, phát hiện, có tư duy độc lập, có khả năng phê phán và có ý kiến riêng của mình. Ở bậc đại học thì phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học rất quan trọng: Biết đọc tài liệu, biết sử dụng đồ dùng thực nghiệm, có quan điểm khoa học. Tất nhiên, phải trên cơ sở có các tri thức khoa học cơ bản và văn hóa chung.

Nói như vậy khơng có nghĩa là giáo dục trong thời đại này khơng chú ý đến khả năng tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ và tư duy của con người. Tất cả những cái đó là các phương pháp rất cơ bản để học tập, lao động, sáng tạo. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ, thông tin vô tuyến truyền hình đã có trong mọi gia đình. Ngày nay cần phải nhấn mạnh quan niệm rằng, việc giáo dục, đào tạo trong nhà trường được coi là kết quả, khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời.

Vấn đề này thường được giải quyết dưới góc độ của việc học gắn với làm việc, gắn lý thuyết với thực hành. Giáo dục thế kỷ này phải thích ghi với đặc điểm: chuyển từ đào tạo kỹ năng sang hình thành một trình độ chun mơn cao.

Trình độ chun mơn bao gồm: tri thức, công nghệ (biết cách làm) và kỹ năng sống theo nghĩa rộng, nhất là khả năng giao tiếp, hợp tác điều hành, từ đó đi vào thị trường lao động, thị trường việc làm, thích nghi và sáng tạo cuộc sống, phát triển bản thân, phát triển kinh tế - xã hội. Bớt cơng việc chân tay (lao động phi vật hóa) và tăng cường ngành dịch vụ.

Dịch vụ ở đây là các loại dịch vụ, tư vấn, dịch vụ tài chính, thống kê, quản trị, dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế...

Giáo dục đại học, phải đặc biệt chú trọng đến các phẩm chất người, rồi mới cần chú ý đào tạo các loại hình kỹ năng là kỹ năng hành vi giao tiếp, sau đó mới đến các kỹ năng thuần túy trí tuệ. Giáo dục đại học, phải tạo cơ hội cho mọi người được một vài nghề, vấn đề đặt ra là trường nào có thể làm việc đó, và cái chính là phải làm bằng cách nào? Nội dung, chương trình giảng dạy phải tính tốn ra sao? Để nhà trường tạo cho người học một số vốn liếng thích nghi với chuyển đổi nghề.

Học cách chung sống cùng người khác.

Đây là một vấn đề gay cấn của giáo dục hiện nay. Thế giới ngày nay có quá nhiều bạo lực, nhiều mâu thuẫn kéo dài và hủy hoại nhân loại. Cho đến nay, giáo dục chưa tham gia nhiều vào giải quyết các vấn đề này. Bây giờ ở vào thế kỷ XXI, vấn đề là làm sao tìm được loại hình giáo dục tránh được, hoặc giải quyết được một cách hịa bình các mâu thuẫn bằng cách giáo dục thái độ tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa, các giá trị tinh thần của họ. Phải nói thêm rằng: giáo dục giữ vai trị to lớn đối với tiến bộ xã hội, với cách mạng khoa học kỹ thuật, nhưng giáo dục không thay thế cho cách mạng xã hội được.

Học để phát hiện ra người khác.

Phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ tính đa dạng của lồi người, đồng thời lồi người lại có tính thống nhất, cái riêng của các dân tộc đi đơi với cái chung của lồi người, cần hiểu rõ người ta sống phải dựa vào nhau.

Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác, phải biết phát hiện ra người khác, biết mình, biết người. Tức là phải giáo dục cho người học có thái độ thiện cảm, thơng cảm với người khác, dân tộc khác, tôn giáo khác.

Cùng làm việc vì các mục đích chung là một nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng của giáo dục và đào tạo vì khi cùng hoạt động văn hóa chung, xã hội chung, các thế hệ sẽ quan tâm đến nhau, xây dựng quan hệ tốt giữa thầy và trị trong dạy - học...

Học để tự khẳng định mình.

Giáo dục phải đóng vào sự nghiệp phát triển tồn diện của mỗi cá nhân. Mọi tồn tại người phải được giúp đỡ để phát triển độc lập, có đầu óc phê phán và có ý kiến riêng của mình, tự mình quyết định sự suy nghĩ và hành động, thực hiện suy nghĩ của mình trong các hồn cảnh sống khác nhau.

Làm thế nào để trong thế giới đang có nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhất là thông tin tiến nhanh kỳ diệu mà tránh được xu thế phi nhân văn, đề cao từng con người tự có trách nhiệm quyết định và giải quyết các vấn đề của mình. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thế kỷ XXI là mang lại cho mọi người tự do suy nghĩ, phán đốn, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình.

Hãy giáo dục các nhân cách hết sức đa dạng, độc lập và có sáng kiến, hết sức tránh giáo dục cào bằng hành vi cá thể, tất cả những đặc điểm đó là cơ sở để có khả năng sáng tạo, canh tân xã hội và kinh tế - động lực chính để đưa nhân loại tiến vào thế kỷ mới - Thế kỷ XXI là thế kỷ của tài năng và nhân cách đa dạng, các cá thể biệt tài tạo ra một nền văn minh mới bao gồm đạo

đức, nghệ thuật, thể thao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa xã hội [32].

Học để tự khẳng định mình là tạo sự phát triển tồn diện con người với toàn bộ sự phong phú của nhân cách từng người, tồn bộ các hình thái thể hiện mình và các cam kết khác nhau của bản thân với tư cách là một cơ thể người một thành viên của gia đình và cộng đồng, một người lao động, một người sản xuất, một người sáng chế kỹ thuật và một người có ước mơ sáng tạo. Chống lại sự tha hóa của con người, khẳng định sự phát triển cá thể, bắt đầu từ một cơ thể dần dần có sự chín muồi nhân cách gắn liền với tác động của giáo dục đi theo cả cuộc đời con người. Điều này đòi hỏi phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Chỉ có tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập sinh viên mới thực hiện được những mục tiêu giáo dục đã nêu trên.

Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần phải nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, chúng ta có nhận thức về tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Kay Sỏn Phơm Vi Hản, Đảng nhân dân cách mạng Lào, có hệ thống kiến thức lý thuyết về kinh tế kế hoạch tập trung, có các tài liệu về kinh tế thị trường trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên phương diện thực tiễn, chúng ta có các bài học kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, của Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và đặc biệt là thực tế của thời kỳ đổi mới hơn 20 năm qua. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Nhân dân cách mạng Lào từ phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2005) cho đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đều khẳng định việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường ngoài việc nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách của xã hội. Hiệu quả của

việc sử dụng và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển xã hội.

Giáo dục, đào tạo đại học trong những năm qua còn nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của thị trường lao động. Mặc dù đa số sinh viên có ý thức chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như "phong trào thanh niên tình nguyện", "an tồn giao thơng"... Ở một số ngành nghề trong một số trường trọng điểm có truyền thống như trường ĐHQG Lào, trường Đại học Y... trình độ của sinh viên tốt nghiệp đã tiếp cận trình độ của nhiều trường đại học trong khu vực.

Nhưng một thực tế đáng lo ngại hiện nay là tình trạng cịn những sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử, một bộ phận chưa có hồi bão, lý tưởng, một số vi phạm nội quy, quy chế có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi. Tệ nạn xã hội nhất là ma túy, cờ bạc, mê tín, vi phạm pháp luật trong sinh viên, tuy ít nhưng chưa được ngăn chặn gây nhiều bất an, lo lắng cho xã hội. Việc tuyển sinh tuy chặt chẽ nhưng đánh giá quá trình học tập lại lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên chưa chăm chỉ học tập. Sinh viên ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thực hành, khả năng giao tiếp và hợp tác trong cơng việc cịn yếu. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Việc xây dựng chương trình khung và cơng tác biên soạn chương trình, giáo trình của các trường đai học chưa được quan tâm đúng mức. Giáo trình đại học cịn thiếu, nội dung cịn lạc hậu, tài liệu tham khảo cịn nghèo nàn. Chương trình chưa được thiết kế liên thơng giữa các cấp, bậc trình độ đào tạo. Hầu hết các trường đại học đều thiếu giảng viên. Đội ngũ giảng viên đại học, mới có 30% đạt trình độ thạc sĩ trở lên [8, tr.7]. Phần đơng giảng viên nịng cốt, chun gia đầu ngành đã cao tuổi, sự hẫng hụt đội ngũ vẫn chưa khắc phục được. Trong khi đó chưa có chính sách thích hợp thu hút đội ngũ cán bộ

khoa học của các cơ quan nghiên cứu, tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học chưa được quan tâm đúng mức, đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học.

Bệnh thành tích đã tác động đến quá trình dạy - học, đánh giá học sinh, sinh viên, cũng như công tác quản lý giáo dục. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng giáo dục đào tạo chưa phản ánh đúng thực chất.

Từ những thành tựu cũng như yếu kém, bất cập nêu trên của giáo dục đại học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thì yêu cầu đặt ra cho giáo dục, đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục đại học, là phải đổi mới mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa là thách thức to lớn đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học ở Lào nói riêng. Trong bối cảnh đó thì khơng cịn cách nào khác là giáo dục, đào tạo phải được đổi mới mạnh mẽ mà trước hết là phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó phải chú ý đặc biệt việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên. Trên cơ sở đó, làm cho quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục.

Cần phải nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục đại học, trong thời kỳ này là phát triển con người với đầy đủ bản lĩnh, phẩm chất tốt và có tri thức để đáp ứng những địi hỏi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thế hệ trẻ của các trường đại học phải có tri thức, phải trung thực, năng động và sáng tạo, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hồi bão, có ý chí vươn lên, tự lập và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

Giáo dục ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phải hướng tới xã hội học tập. Muốn vậy Nhà nước cần phải tạo cơ chế, mạnh dạn huy động nguồn lực và trí tuệ từ nhiều trường cơng lập và trường ngồi cơng lập - gắn chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Yêu cầu của hội nhập đòi hỏi giáo dục ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phải tăng cường hợp tác quốc tế mới có thể nâng cao khả năng hợp tác và cạnh tranh của đất nước.

Khoa học và cơng nghệ đã có những bước phát triển nhảy vọt, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng lớn, đòi hỏi giáo dục phải thường xuyên cập nhật các thành tựu mới, đồng thời phải chuyển dần từ việc học để tiếp nhận tri thức sang học để biết cách tìm kiếm và tích lũy tri thức.

Trong bối cảnh trên, để tạo ra một sự chuyển biến cơ bản và vững chắc, rút ngắn khoảng cách so với các nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục đại học ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cần phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cụ thể cần phải tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng tồn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý. Đặc biệt khơng chỉ phát huy mà cần phải nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học để thực sự trở thành những trí thức có bản lĩnh vững vàng, có chun mơn giỏi, có đạo đức, có thể lực tốt nhằm đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Ths. triết học_Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (qua thực tế trường đại học quốc gia lào) (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w