D. Các trường thực hành sư phạm (Trực thuộc khoa giáo dục)
2.2.5. Phát huy phong trào tự học, tự đào tạo trong các trường đại học
Phong trào tự học, tự đào tạo trong sinh viên ở trường ĐHQG Lào đã có từ rất lâu, đó là sự tiếp nối truyền thống hiếu học, tự học của nhân dân các bộ tộc Lào.
Trong lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, sức mạnh kỳ diệu của nhân dân các bộ tộc Lào xét đến cùng chính là xuất phát từ lòng yêu nước, từ truyền thống hiếu học, tự học. Trong mọi điều kiện, hồn cảnh, người Lào ln coi trọng sự học tập để nâng cao phẩm chất, năng lực. Trong học tập quan trọng nhất là tự học. Tự học được coi như là nguồn lực nội sinh của cả dân tộc.
Đảng và Nhà nước Lào dù có khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thực hiện từng bước đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển.
Để phấn đấu được mục tiêu của giáo dục trong thế kỷ XXI do hội nghị "Giáo dục trong thế kỷ XXI vùng châu Á Thái Bình Dương" đưa ra: Học để biết, học để làm, học để sống cùng nhau và học để tự khẳng định mình thì phải thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó phát huy tinh thần tự học là một giải pháp quan trọng. Muốn có những con người khơng thụ động, những cán bộ năng động tích cực, dám nghĩ, dám làm và làm đúng thì việc năng động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học thì phải được khơi dựng ngay từ trong ghế của nhà trường đại học tinh thần vươn khó, vươn lên, tự học, tự phấn đấu của mỗi sinh viên . Quá trình tự học sẽ giúp cho sinh viên giải quyết được mâu thuẫn giữa sự gia tăng vô hạn của tri thức với khả năng có hạn của bản thân, giữa khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức với hoàn cảnh, điều kiện sống của mình. Trong thời đại ngày nay thì việc học tập suốt đời thông qua con đường tự học của mỗi sinh viên trở nên vô cùng cần thiết. Nhân loại thường vẫn coi trọng những quan niệm như "Mọi món nợ đều trả được, chỉ có
nợ học là nợ trung thân"; "Học không bao giờ biết chán" .
Tự học là một quá trình người sinh viên tự mình chiếm lĩnh tri thức, thơng qua các thao tác trí tuệ và hoạt động thực hành. Tự học địi hỏi người sinh viên phải xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phải biến động cơ thành niềm tin, tình cảm, ý chí... Phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ, vượt qua khó khăn thử thách để học tập, nghiên cứu. Biến tri thức nhân loại thành tri thức, kinh nghiệm của riêng mình. Khi chúng ta phát động phong trào tự học trong sinh viên nghĩa là chúng ta đã thực hiện bước chuyển biến quá trình đào tạo thành qúa trình tự đào tạo và đây thực sự là một vấn đề khá mới mẻ trong giáo dục đại học ở CHDCND Lào.
Việc đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu, thực chất là quá trình chuyển biến những tri thức khoa học từ "tự nó, đến cho nó, vì nó, vì cái khác"; "biến" chủ thể nhận thức là sinh viên từ "tự nó, đến cho ta, vì ta, vì cái khác". Thật vậy, tri thức khoa học, kết quả khái quát từ hoạt động thực tiễn của nhân loại đối với sinh viên là những tri thức "tự nó". Q trình dạy học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo sinh viên tiếp thu tri thức, chuyển biến tri thức thành của mình, cho mình. Trên cơ sở hiểu biết tri thức mà sinh viên củng cố niềm tin, ý chí, ni dưỡng hồi bão đối với lĩnh vực khoa học mà mình lựa chọn, dần dần định hướng được, "tự nhận thức" được vai trị chủ thể của mình. Việc trang bị tri thức khoa học là cần thiết nhưng nếu không "biến" được những tri thức khoa học thành niềm tin, tình cảm, ý chí, hồi bão thì khơng phát huy được sức mạnh của tri thức, không "đánh thức" được tiềm năng sáng tạo, tích cực, chủ động của sinh viên - chủ thể nhận thức.
Tự học, tự đào tạo - một hình thức đào tạo tích cực nhằm biến chủ thể nhận thức của sinh viên từ tự phát đến tự giác, từ bị động đến chủ động, giúp họ có phương pháp học tập và nghiên cứu tốt nhất trong suốt cuộc đời.
Muốn thực hiện được q trình tự đào tạo, thì người học phải khơng ngừng rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng gắn với phát triển ngôn ngữ. Rèn
luyện khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Đây là năng lực vận dụng các cách thức, biện pháp, hành động, kỹ năng mà trí tuệ đã nắm được vào tiếp nhận xử lý những thông tin – tri thức mà sinh viên tự thu nhận được. Từ đó sinh viên lĩnh hội được tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong rèn luyện năng lực dự đoán khoa học, năng lực này dựa trên cơ sở nắm vững nguyên lý, quy luật của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn. Rèn luyện năng lực tổ chức lao động, trí tuệ một cách hợp lý, khoa học. Tự tổ chức chế độ học tập, phân bố tổ chức ở giảng đường, phịng thí nghiệm, xêmina, thư viện, kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, tham gia hoạt động xã hội, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, v.v...
Giáo dục đại học hiện nay hướng tới mục tiêu đào tạo những cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, về năng lực tổ chức quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hồn thiện về nhân cách. Những con người đó có được phải là sản phẩm của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa giáo dục, đào tạo với tự giáo dục, tự đào tạo.
Một mặt, gia đình, nhà trường và xã hội phải định hướng cho họ những giá trị về thế giới quan khoa học, chuẩn mực đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, định hướng các giá trị thẩm mỹ.... Mặt khác, khơi dậy trong họ những bản sắc riêng để họ tự ý thức được bản thân mình, tự khẳng định, tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trong học tập và rèn luyện. Nhờ có những đặc điểm riêng mà trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội, cá nhân hịa nhập nhưng khơng hịa tan, vẫn giữ được bản sắc, không tự đánh mất bản thân nhưng không rơi vào chủ nghĩa cá nhân biệt lập.
Khi quá trình tự học đạt đến hồn tồn độc lập, thì vai trị chủ thể nhân thức của sinh viên sẽ giữ vai trị quyết định tồn bộ q trình tiếp thu, vận dụng tri thức. Tới lúc thì ngồi việc tiếp thu kiến thức ở trường, sinh viên có thể tự mình tiếp cận, xử lý thơng tin qua sách báo, tạp chí, các kênh thơng tin khác. Đây là một qúa trình khơng dễ và khơng đơn giản. Do vậy,
phải kiên trì thuyết phục, động viên, hậu thuẫn, hỗ trợ sinh viên trong qúa trình tự học tập. Qúa trình tự học tập, tự đào tạo này lên cần đưa sự định hướng, gợi mở, dẫu dắt của các thầy – cơ giáo. Vì thế lãnh đạo các trường đại học, các khoa và bộ môn cần chủ động có chương trình, kế hoạch giúp đỡ sinh viên tự học, tự đào tạo. Hơn nữa, để qúa trình tự học tập, tự đào tạo có kết qủa, các trường đại học cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như nâng cấp thư viện, trang thiết bị dạy – học; sách báo, tạp chí; hệ thống thơng tin internet; ký túc xá,v.v… Có như vậy, sinh viên mới có điều kiện để tự học, tự đào tạo có kết qủa.
KẾT LUẬN
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Kay Sỏn Phôm Vi Hản, luận văn đề cập và làm rõ khái niệm chủ thể và khách thể nhận thức. Làm rõ việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên đại học ở nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, thơng qua khảo sát ở trường ĐHQG Lào. Sinh viên đại học với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập vừa có điểm chung với chủ thể nhận thức nhân loại, vừa có điểm riêng đó là q trình nhận thức của sinh viên luôn đặt dưới sự tổ chức, hướng dẫn, gợi mở của giáo viên. Đối tượng nhận thức (các môn học trong nhà trường) không phải bắt đầu từ cái cụ thể cảm tính, mà là những khái niệm phạm trù, quy luật..., là kết quả của sự khái quát bằng tư duy trừu tượng của loài người qua nhiều thời đại. Cái cụ thể mà sinh viên tiếp cận là cái cụ thể trong tư duy, là cái được trừu tượng hóa, khái quát hóa, đạt tới những yếu tố bản chất, quy luật của khách thể. Để quá trình dạy học đạt kết quả tốt cần phải kết hợp vai trò hướng dẫn, gợi mở của giáo viên vào vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập. Trong mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên thì giáo viên đóng vai trị chủ đạo cịn sinh viên đóng vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. Q trình dạy - học chính là q trình dạy cách học cho sinh viên, là quá trình tổ chức nhận thức cho sinh viên, là quá trình giúp cho sinh viên học tốt. Học về bản chất là quá trình tiếp thu xử lý thơng tin bằng các hoạt động trí tuệ, dựa vào các yếu tố sinh học và vốn kiến thức đạt được của cá nhân, từ đó mà có được tri thức mới. Như vậy, trong học bao giờ cũng phải có tự học, khơng thể có ai học thay được. Tính tự giác của sinh viên biểu hiện ở động cơ, thái độ trong học tập, ý thức được vai trò, vị trí của mình trong tương lai, biến trí thức thành kỹ năng, kỹ xảo vận dụng trong thực tiễn có hiệu quả. Tính tự giác được xem là tiền đề để hình thành tính tích cực. Tính tích cực biểu hiện ở khả
năng kết hợp ở mức cao giữa các chức năng tư duy trừu tượng với tình cảm, xúc cảm, ý trí, niềm tin khoa học... Tính tích cực của nhận thức phát triển sẽ dẫn đến tính độc lập của nhận thức. Đó là khả năng tự mình phát hiện vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề.
Giáo dục đại học hiện nay với quan điểm "đặt sinh viên vào vị trí trung tâm" với sự hướng dẫn gợi mở của thầy, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên có một ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Nó giúp sinh viên thực hiện những bước nhảy vọt trong nhận thức, nắm bắt được bản chất vấn đề, tìm tịi, phát hiện cái mới, hiểu sâu sắc tri thức lý thuyết, biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo lý thuyết vào nghề nghiệp. Đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng, thực chất là đổi mới về cấu trúc, nội dung và chương trình đào tạo, đổi mới cách dạy và cách học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập trong nhà trường. Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Để q trình đó được thực hiện, Nhà nước, Bộ giáo dục CHDCND Lào cần tạo điều kiện thuận lợi tăng cường cơ sở vật chất, có chính sách ưu đãi đối với giáo dục, động viên và huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đặc biệt phát huy vai trị chủ động, sáng tạo, tích cực của sinh viên trong học tập, biến quá trình giáo dục và đào tạo thành quá trình tự giáo dục và tự đào tạo. Tạo ra một đội ngũ tri thức với chất lượng cao, có trình độ chun mơn giỏi, có lập trường chính trị kiên định, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của nhân dân, cần, kiệm, liên, chính, chí cơng vơ tư.