Ngày nay nhờ kỹ thuật sinh học phân tử đ−ợc ứng dụng rộng rãi, ng−ời ta có nhiều cách thức hay ph−ơng pháp để xác định sự có mặt của gen bất th−ờng.
- Kỹ thuật FISH (Fluorescence In situ Hybridization). Đây là kỹ thuật với nguyên lý đơn giản. Ng−ời ta dùng các đầu dị (probe) có trình tự các nucleotit t−ơng ứng với trình tự nucleotit của đoạn gen bất th−ờng, lợi dụng sợi đôi ADN dãn xoắn trong điều kiện nhiệt độ hay pH đặc biệt sau đó các sợi đơn t−ơng ứng lại liên kết lại. Đánh dấu đầu dò bằng chất phát hiện rồi ủ với tiêu bản nghi có gen bất th−ờng sau khi làm dãn xoắn ADN. Nếu có các nucleotid t−ơng đồng thì đầu dị sẽ liên kết và phát hiện đ−ợc.
- Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reation)
Lợi dụng đặc tính của ADN là có thể tự tổng hợp đ−ợc dựa trên cơ sở một sợi đơn và một đoạn mồi có trình tự nucleotit t−ơng đồng với sợi đơn. Ng−ời ta tổng hợp nên những đoạn mồi có trình tự nucleotit t−ơng đồng với gen bất th−ờng rồi cho dãn xoắn ADN và thực hiện tổng hợp. Tr−ờng hợp có bất th−ờng gen và sẽ có sản phẩm ADN.
- Kỹ thuật cắt ADN bằng enzym hạn chế (RFLPs) (Restriction Fragment Length Polymorphism)
Đặc tr−ng của ADN là bị bắt bởi men hạn chế. Vị trí cắt dựa vào trình tự ADN đặc tr−ng.
Ng−ời ta dùng kỹ thuật PCR để nhân ADN của đoạn gen cần nghiên cứu lên nhiều lần rồi dùng enzym hạn chế cắt ở vị trí đặc tr−ng (lựa chọn enzym cắt ở vị trí gen bất th−ờng) rồi điện di và phát hiện.
- Gen BCR/ABL và lơ xê mi hạt kinh: BCR/ABL là gen hỗn hợp do hậu quả chuyển đoạn giữa NST (nhiễm sắc thể) 22 (mang đoạn gen BCR) và NST 9 (mang đoạn gen ABL). Điểm cắt trên NST 9 là ở exon a2 là chủ yếu. Điểm cắt trên NST 22 có thể là ở vùng m (minor) th−ờng gặp trong lơ xê mi lympho cấp, có thể là ở vùng M (Major), th−ờng gặp ở lơ xê mi hạt kinh. Tuy nhiên tại vùng M cũng có thể là ở vị trí sau exon b2 hay sau exon b3 tạo nên các điểm nối b2/a2 hay b3/a2. Ng−ời ta thấy tiên l−ợng bệnh khác nhau ở những bệnh nhân có điểm cắt khác nhau [39] .
Đã có nhiều nghiên cứu so sánh tỷ lệ có bất th−ờng gen BCR/ABL với NST Ph1. Các tác giả thấy có những tr−ờng hợp khơng có Ph1 nh−ng có gen BCR/ABL. [46]
Ch−ơng 2