.Tổng hàm lượng polyphenol từ mẫu cao trích hạt me

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 52 - 54)

STT Kí hiệu Tên mẫu Tổng hàm lượng polyphenol (mg GAE/g)

1 M-ME Cao methanol 365,37±7,90a

2 M-EA Cao ethyl acetate 221,51±11,2b

3 M-CA Cao nước 125,35±4,70c

Dữ liệu được thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các trung bình với chữ cái khác nhau (a-c) thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về tổng hàm lượng polyphenol của các mẫu cao theo kiểm định Tukey.

Kết quả thu được cho thấy sự thay đổi đáng kể (p < 0,05) trong tổng hàm lượng polyphenol của các mẫu cao trích hạt me. Nhìn chung, các mẫu cao có sự khác biệt về tổng hàm lượng polyphenol. Từ bảng 3.2, kết quả trên cho thấy tổng hàm lượng polyphenol của các mẫu là khá cao, nằm trong khoảng 125,35 đến 365,37 mg GAE/g. Trong đó, cao M-ME có tổng hàm lượng polyphenol cao nhất (365,37 mg GAE/g), tiếp theo là cao M-EA (221,51 mg GAE/g). Cuối cùng, mẫu có tổng hàm lượng polyphenol thấp nhất là M-CA (125,35 mg GAE/g).

Kết quả trên phù hợp với hàm lượng phenolic dao động từ 3,7 đến 309 mg GAE/g trong nghiên cứu của Razali, N. và cộng sự (2012) về tác động của các dung mơi có độ phân cực khác nhau lên khả năng trích ly hợp chất phenol từ lá, hạt và vỏ của cây T. indica. Ngoài ra trong các báo cáo gần đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng hiệu suất trích ly của các hợp chất polyphenol là cao nhất khi được trích ly bằng dung mơi methanol ở vỏ và hạt lựu so với các dung môi như ethyl acetate và nước ( Negi, Jayaprakasha, & Jena, 2002;

52

Singh, Chidambara Murthy, & Jayaprakasha, 2002). Hàm lượng phenol được xác định theo cách này không phải là phép đo tuyệt đối về lượng hợp chất phenol có trong nguyên liệu, trên thực tế cần dựa trên khả năng khử hóa học của chúng so với axit tannic. Hơn nữa, việc chiết xuất các hợp chất phenol từ quả thường được thực hiện với dung môi methanol hoặc methanol trong nước (Amiot, Fleuriet, & Macheix, 1986; Antolovich, Prenzler, Robards, & Ryan, 2000). Nhìn chung, methanol là được coi là dung môi hiệu quả nhất trong việc chiết xuất chất chống oxy hóa từ bột hạt me. Điều này phù hợp với báo cáo của Yen, Wu, và Duh (1996) chỉ ra rằng methanol là một dung môi được sử dụng phổ biến và hiệu quả để trích ly các chất chống oxy hóa.

3.2.2. Hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH

Khả năng khử gốc tự do DPPH là một trong những phép phân tích để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro thường sử dụng nhất trong nghiên cứu, có đến 90% các nghiên cứu về chất kháng oxy hóa sử dụng phép phân tích này (P. Riley, 1997). Các chất có khả năng chống oxy hóa sẽ trung hịa gốc DPPH• làm dung dịch chuyển từ màu tím sang vàng nhạt. Khả năng chống oxy hoá của pholyphenol tương ứng với mức độ đổi màu của hỗn hợp (Kalpna và cộng sự, 2011). Bản chất của phương pháp DPPH là các chất chống oxy hóa phản ứng với gốc tự do làm đổi màu hỗn hợp từ α-α-diphenyl-β-picrylhydrazyl (màu tím đậm) thành α-α-diphenyl-β-picrylhydrazine (màu vàng nhạt). Mức độ đổi màu cho biết khả năng thu gom gốc tự do của các chất chống oxy hóa có trong mẫu.

Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH (I%) và giá trị IC50 của 3 mẫu cao được trình bày trong bảng 3.3 dựa theo kết quả đo ở phụ lục 2.Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH (I%) và giá trị IC50 của 3 mẫu cao được trình bày trong bảng 3.3 dựa theo kết quả đo ở phụ lục.

53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)