Hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH của các mẫu cao trích hạt me

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 54 - 55)

Mẫu % Ức chế gốc tự do DPPH IC50 (µg/mL) 10µg/mL 25 µg/mL 50µg/mL 100 µg/mL M-EA 38.19±3.1a 53.24±1.3a 68.83±0.9a 90.89±0.3a 23.74 M-CA 24.39±0.8b 37.99±0.8b 60.09±0.6b 87.83±0.7b 41.19 1µg/mL 2.5 µg/mL 5.0 µg/Ml 10 µg/mL M-ME 20.22±0.7 38.73±0.2 59.56±1.8 88.42±0.0 4.25

Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các trung bình với chữ cái khác nhau (a-b) ở cùng một cột thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH của các mẫu cao theo kiểm định Tukey.

Từ bảng 3.3 cho thấy phần trăm ức chế gốc tự do của các mẫu cao trích tăng dần khi

nồng độ mẫu thử tăng dần. Tại nồng độ 100 µg/mL, mẫu M-EA có phần trăm ức chế trên

90%. Những mẫu cao trích có phần trăm ức chế gốc tự do càng cao thì giá trị IC50 càng thấp thể hiện khả năng kháng oxy hóa càng tốt. Dựa vào bảng 3.3, cho thấy mẫu M-ME có giá trị phần trăm ức chế lớn hơn 50% tại nồng độ 5 µg/ml cụ thể là IC50= 4,25 µg/ml. Mẫu cao M- EA và M-CA có giá trị phần trăm ức chế lớn hơn 50% tại nồng độ 50µg/ml với IC50 tương ứng lần lượt là 23,74 µg/ml và 41,19 µg/ml. Kết quả trên chứng tỏ cao M-ME là có hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH manh nhất. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Siddhuraju (2007) đã đưa ra nhận định rằng methanol là một dung môi tối ưu để trích ly các hợp chất chống oxy hóa có khả năng thu nhận gốc tự do.

Kết quả hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH ở phần này có sự tương quan với kết quả tổng hàm lượng polyphenol ở phần 3.2.1. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Wang (2010), tổng hàm lượng polyphenol, DPPH có tương quan đáng kể với nhau. Các hợp chất phenolic được trích ly từ hạt me đóng một vai trị quan trọng quyết định khả năng kháng oxy hóa với các gốc tự do.

3.2.3. Năng lực khử Fe3+

Trong trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hố khác nhau và rất khó để định lượng từng chất chống oxy hóa riêng biệt này. Phương pháp thường được sử dụng trong sàng lọc

54

khả năng oxy hoá của nguyên liệu là thử nghiệm năng lực khử-FRAP (Benzie IFF và cộng sự, 1996). Thử nghiệm FRAP cho phép xác định trực tiếp khả năng khử của mẫu nghiên cứu và đây là một trong những thông số quan trọng để đánh giá sự tương quan giữa khả năng chống oxy hóa của nguyên liệu và tổng hàm lượng polyphenol có trong mẫu (I.F. Benzie và cộng sự, 1996; A. Luximon-Ramma và cộng sự, 2005). Phương pháp này dựa trên khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ của các chất chống oxy hóa có trong mẫu nguyên liệu. Sự thay đổi khả năng khử của 3 mẫu cao trích theo nồng độ được thể hiện trong bảng 3.4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm (litopenaeus vannamei) của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 54 - 55)