Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp chung toàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 61 - 66)

3 Nguồn vốn đầu tư cho

3.4.1. Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp chung toàn tỉnh

3.4.1.1. Hiệu quả về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế * Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp

Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất thấp (35,9%) so với tỷ lệ chung (50,7%), nguyên nhân là do những năm gần đây tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ, du lịch. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP ngành thủy sản rất thấp so với các ngành khác giai đoạn 1991- 2000 nhưng tăng mạnh giai đoạn 2001-2005 (bảng 3.7). Trong giai đoạn 1991-

2013, một đồng GDP được tạo ra chỉ sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,36 đồng), trong khi cả nền kinh tế phải bỏ ra 0,51 đồng thì mới thu được một đồng GDP và cao nhất là ngành dịch vụ.

Bảng 3.7. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so GDP (theo giá cố định 1994) tỉnh Cà Mau 1991-2013 (%) Chỉ tiêu 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2013 1991- 2000 2001- 2010 1991- 2013 Tổng nền kinh tế 24,3 40,4 65,8 58,2 45,4 33,9 61,0 50,7 Công nghiệp 56,1 49,5 29,5 38,4 23,1 52,1 35,5 33,9 Dịch vụ 19,0 46,5 110,7 79,9 65,6 35,9 91,3 71,6 Tổng nông nghiệp 9,9 18,0 34,8 54,5 53,9 14,0 45,4 35,9 Nhóm nơng, lâm 10,7 19,1 6,4 71,5 73,7 14,9 54,4 41,8 Thủy sản 2,8 11,3 29,0 12,5 12,0 7,8 19,1 15,1

Nguồn số liệu: Tính tốn từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Cà Mau

Nếu xét trong nành nơng nghiệp thì đầu tư cho thủy sản là hiệu quả nhất, bởi vì chỉ đầu tư 0,15 đồng thì thu được một đồng GDP. Tuy nhiên thực tế cho thấy qua các giai đoạn vốn đầu tư cho nông, lâm cao hơn rất nhiền lần so với vốn đầu tư cho thủy sản (cá biệt có giai đoạn 1991-1995: đầu tư cho nơng, lâm chiếm 96,9%; trong khi thủy sản chỉ có 3,1%) (bảng 3.4) điều đáng nói ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

Tuy nhiên, khơng thể khơng nói đến việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu dùng để xây dựng các cơng trình, mua sắm trang thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa một lượng vốn cho cơng nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang cơng nghiệp và dịch vụ (tồn bộ giá trị vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp sau khi đầu tư cho nông nghiệp được chuyển dịch vào giá trị công nghiệp và dịch vụ). Việc đầu tư vốn phát triển nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, hải đảo, do vậy góp phần chuyển dịch sự phát triển ở các vùng khó khăn, phát triển kinh tế nơng thơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) các doanh nghiệp nông nghiệp Cà Mau đạt ở mức thấp, thấp hơn bình quân chung các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp đạt ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ, lợi nhuận được chia của chủ sở hữu vốn càng thấp nhiều hơn nữa (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp Cà Mau giai đoạn 2005-2013 (%)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

doanh nghiệp chung 5,5 6,6 6,0 4,3 6,4 4,9 4,4 4,4 2,8

Doanh nghiệp nông nghiệp -0,1 1,8 2,9 1,7 1,6 2,7 4,5 4,0 2,7

Ngành nông nghiệp -0,8 1,1 2,1 3,3 2,4 2,1 3,1 2,5 1,6

Ngành lâm nghiệp 8,4 5,8 5,3 0,8 0,9 10,6 17,4 17,0 15,6

Ngành thủy sản -5,2 -1,1 1,9 2,1 -0,4 2,3 3,7 4,4 1,4

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu 12,5 13,5 12,4 8,3 13,3 10,8 10,1 8,6 5,4

Doanh nghiệp nông nghiệp -0,1 2,6 3,9 1,8 1,7 3,3 5,3 4,7 3,2

Ngành nông nghiệp -0,9 1,3 2,5 3,7 2,6 2,3 3,4 2,7 1,7

Ngành lâm nghiệp 21,6 12,1 9,1 0,8 0,9 16,9 27,2 24,7 22,6

Ngành thủy sản -18,6 -2,9 2,8 3,9 -1,0 5,7 7,1 9,9 3,1

Nguồn: Từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006-2014 của Cục Thống kê

Điều này cho thấy các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cịn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp.

3.4.1.2. Đánh giá kết quả, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội

* Chỉ tiêu 3: Năng suất lao động nông nghiệp

Năng suất lao động lĩnh vực nông lâm đạt mức thấp, bình quân 2.618 ngàn đồng giai đoạn 2001-2005, 3.040 ngàn đồng giai đoạn 2006-2010 và 3.389 ngàn đồng giai đoạn 2011-2013.Trong khi năng suất lao động ngành thủy sản rất cao, bình quân 4.139 ngàn đồng giai đoạn 2001-2005, 5.415 ngàn đồng giai đoạn 2006-

2010 và 6.830 ngàn đồng giai đoạn 2011-2013. Như vậy, khi được đào tạo một lao động nông lâm chỉ tăng thêm năng suất cao nhất là 16,1% giai đoạn 2006-2010, ngành thủy sản khi được đào tạo năng suất tăng thêm cao gần gấp đôi ngành nông lâm: 30,8%. Điều này cho thấy lực lượng lao động ngành thủy sản khi được đầu tư đào tạothì hiệu quả hơn ngành nơng lâm (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát triểnnông nghiệp thời kỳ 2001-2013

Số TT Chỉ tiêu ĐVT 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2013 1 NSLĐ tổng nơng nghiệp Nhóm nơng, lâm 1000đ/ng 2.618 3.040 3.389 Thủy sản 1000đ/ng 4.139 5.415 6.830

2 Tăng NSLĐ tổng nơng nghiệp

Nhóm nơng, lâm % - 16,1 12,6 Thủy sản % - 30,8 26,1

3 Lao động được đào tạo từ vốn đầu tư cho

phát triển tổng nông nghiệp ngàn chỗ 126,9 129,4 164,3

Nhóm nơng, lâm ngàn chỗ 103,8 118,9 149,7 Thủy sản ngàn chỗ 23,1 10,5 14,6

4 Việc làm tăng thêm từ vốn đầu tư cho

phát triển tổng nông nghiệp ngàn chỗ 126,2 128,6 163,4

Nhóm nơng, lâm ngàn chỗ 103,2 118,2 148,9 Thủy sản ngàn chỗ 23,0 10,4 14,5

Nguồn: Từ cơ dữ liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau

* Chỉ tiêu 4: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp đã góp phần làm gia tăng số việc làm mới qua các giai đoạn cho lao động nông nghiệp, giai đoạn 2001-2005 là 126,2 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 103,2 ngàn chỗ, thủy sản: 23,0 ngàn chỗ), giai đoạn 2006-2010 là 128,6 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 118,2 ngàn chỗ, thủy sản: 10,4 ngàn chỗ), gia đoạn 2011-2013 là 163,4 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 148,9 ngàn chỗ, thủy sản: 14,5 ngàn chỗ) (bảng 3.9). Điều này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư là cao do số việc làm tăng qua các giai đoạn đầu tư.

* Chỉ tiêu 5: Số lao động được đào tạo

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã góp phần đào tạo số lao động tăng thêm qua các giai đoạn, giai đoạn 2001-2005 là 126,9 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 103,8 ngàn chỗ, thủy sản: 23,1 ngàn chỗ), giai đoạn 2006-2010 là 129,4 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 118,9 ngàn chỗ, thủy sản: 10,5 ngàn chỗ), gia đoạn 2011-2013 là 164,3 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 149,7 ngàn chỗ, thủy sản: 14,6 ngàn chỗ) (bảng 3.9). Điều này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện qua chất lượng lao động nông nghiệp được nâng cao.

* Chỉ tiêu 6: Số lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hội Về trồng trọt: Cây lúa, mía, dưa hấu, khóm, chuối, nhãn đều tăng năng suất qua các giai đoạn, các biệt có giai đoạn 14,2%. Về sản lượng cây lương thực chính (lúa) đều tăng qua các giai đoạn, tăng từ 485.052 tấn năm 1995 lên 568.375 tấn năm 2013, năng suất lúa tăng từ 3,65 tấn/ha năm 1995 lên 4,38 tấn/ha năm 2013 (phụ lục 13). Góp phần đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung.

Về thủy sản: Sản lượng qua các giai đoạn tăng đáng kể, năm 1995 sản lượng là

313.115 tấn đến năm 2013 tăng lên 452.810 tấn.

3.4.1.3. Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường

* Chỉ tiêu 7: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong cơng tác phịng, chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ mơi trường sinh thái, nguồn nước, khơng khí (ngăn chặn ngập mặn, trồng rừng, xử lý ô nhiễm môi trường)

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư cho các cơng trình đê, kè sơng, biển theo các chương trình của tỉnh và Trung ương đặc biệt là việc đầu tư xây dựng đê biển Tây dài 108 km, hệthống đê biển Đông dài 79 km và xây dựng hệ thống cống dưới đê…đây là những cơng trình lớn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống lụt, bão, nước biển dâng, phục vụ tưới, tiêu. Đưa vào hoạt động một số hồ đập mới nâng dung tích chứa tồn tỉnh lên 78 triệu m3, đầu tư mới 15 trạm bơm, nâng cấp hệ thống đê ngăn mặn ven biển, hoàn thành đập ngăn mặn, giữ ngọt khu

vực rừng tràm. Với mức đầu tư vốn cho thuỷ lợi (626 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005 và 2.791 tỷ đồng giai đoạn 2006-2010) và năng lực tưới tiêu tăng thêm (bảng 3.10), xét về kinh tế khơng có hiệu quả. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.

Bảng 3.10. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn, diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năng lực 2000 Năng lực 2005 Tăng 2006 Tăng 2007 Tăng 2008 Tăng 2009 Tăng 2010 Năng lực tưới ngàn ha 38,6 41,15 1,04 1,12 1,28 1,01 45,6 Năng lực tiêu ngàn ha 6,9 11,2 0,51 0,72 0,68 0,75 13,86 Năng lực ngăn mặn ngàn ha 20,1 11,96 0,18 0,12 0,09 0,15 12,5 Diện tích rừng trồng mới ngàn ha 41,1 60,9 5,9 5,1 5,4 4,0 4,0 Vốn đầu tư thủy lợi tỷ đồng 295 331 239 521 651 639 741

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau * Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới

Diện tích trồng rừng tập trung và khoanh nuôi tái sinh được đầu tư, duy trì khá đều qua các năm (phụ lục 13), do vậy, diện tích đất có rừng che phủ tăng từ 97.434 ha năm 1995 lên 99.747 ha năm 2000 và 104.165 ha năm 2013; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 36,9% năm 1995 lên 44,8% năm 2000 và 57,2% năm 2013 vượt so với kế hoạch đề ra (55% năm 2010). Góp phần chống thiên tai, vừa cung cấp khơng khí, duy trì nguồn nước, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, nó cịn mang lại lợi ích kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)