Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 85 - 92)

3 Nguồn vốn đầu tư cho

4.2.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp

Điều chỉnh chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp

Thay đổi chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, bổ sung việc lập kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển trung và dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch danh mục dự án và kế hoạch thực hiện đầu tư hàng năm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển trung, dài hạn và được kiểm soát chặt chẽ.

Ban hành quy chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển, trong đó có quy định cụ thể cơ chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Hệ thống hố, điều chỉnh văn bản chính sách Trung ương liên quan vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Cà Mau

Sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư cơng đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cả trong ngắn hạn và trong dài hạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, triển khai thực hiện.

Rà sốt, hệ thống hóa các văn bản pháp quy của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác đầu tư xây dựng để điều chỉnh theo hướng đơn giản thủ tục, nhanh gọn và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị.

Quản lý nhà nước về đầu tư, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thơng thống. Các ngành, các cấp chủ động xây dựng chương trình, đề án cải cách hành chính, đổi mới và phát triển tổ chức, đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cơng việc.

Thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, phát triển mơ hình một cửa điện tử trong các cơ quan hành chính, đơn giản hố thủ tục hành chính.

4.2.3.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực trong thực hiện vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp trong đó bố trí nguồn nhân lực chuyên trách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là cán bộ tham gia hoạch định chính sách vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp.

Tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo các nhân lực có đủ năng lực tham mưu thực hiện hoạch định ở các cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư, tài chính trong lĩnh vực nơng nghiệp.

Để thực hiện công tác hoạch định, người hoạch định phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế - xã hội, vừa am hiểu luật pháp, chính sách, chiến lược do vậy cần yêu cầu cao nhân lực trong công tác hoạch định.

4.2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt việc lập, thẩm định và phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư, cơng tác phối hợp, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện đầu tư phát triển. Nâng cao trách nhiệm chủ đầu tư trong thực hiện dự án.

Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư đặc biệt là các dự án liên quan đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Tổ chức giao ban thường xuyên để đánh giá, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án đầu tư phát triển nơng nghiệp. Thực hiện nghiêm về báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Để khắc phục những hạn chế về khí hậu thời tiết, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công đầu tư xây dựng trước mùa mưa, trong thời gian mưa có biện pháp thực hiện tốt, hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, bố trí vốn kịp thời sẵn sàng tập trung cho công tác thi cơng; các cơng trình đảm bảo có độ bền cao.

Kinh nghiệm cho thấy, việc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sớm đưa vào quản lý, vận hành tài sản sau đầu tư góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, do vậy quá trình thực hiện cần tập trung đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương đưa tài sản hình thành sau đầu tư vào quản lý, vận hành một cách kịp thời.

4.2.3.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy định pháp luật về đầu tư, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nắm bắt kịp thời và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư. Phát huy quyền làm chủ của người dân, cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá đầu tư về nông nghiệp.

Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm cung cấp luận cứ, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng phát triển nông nghiệp thời gian đến cần chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung vào nân cao năng suất, chất lượng, với lực lượng lao động ít hơn, trình độ cao hơn, sử dụng nhiều vốn hơn kết hợp với khoa học công nghệ, cơ giới hố, tự động hố, đặc biệt là cơng nghệ sinh học, lựa chọn được giống cây trồng, vật ni thích hợp, năng suất cao, giá trị cao, cùng với việc nâng cao kết cấu hạ tầng, khai thác tiềm năng và thế mạnh (tài nguyên rừng, biển, sông,…), phát huy cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp.

Chương 4 đưa ra giải pháp tối ưu cho nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau, theo đó nguồn vốn rất lớn so với khả năng nền kinh tế của tỉnh, cần được huy động tổng lực và sử dụng một cách hiệu quả với nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tổ chức quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định, hàng tồn kho, tài sản vô h nh sử dụng trong nông nghiệp và được phân loại theo ngành, lĩnh vực, nguồn vốn và theo thời gian, có đặc trưng gắn liền với sản xuất nơng nghiệp và có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.

Nghiên cứu trực tiếp hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp trên thế giới và Việt Nam có nhiều nghiên cứu từ những năm 1990 đến nay, nhưng chưa nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghệp.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP và sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, quản lý đầu tư phát triển nơng nghiệp, tài ngun thiên nhiên, mơi trường, chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, các yếu tố đặc điểm tự nhiên và văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Xác định phương pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp.

Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy giá trị, quy mô và tốc độ tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Cà Mau đạt thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa hợp lý.

Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 1991-2013 cho thấy, một đồng GDP được tạo ra được sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp (0,36 đồng), thấp hơn nhiều nền kinh tế chung và công nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 2001-2013, 1% tăng trưởng GDP nông nghiệp do vốn đầu tư nơng nghiệp đóng góp 32%. Theo xu hướng phát triển nơng

nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho phát triển nơng nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ, và quản lý, chất lượng lao động.

Theo ngành, vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản hiệu quả cao nhất, ngành nông nghiệp thấp nhất, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp có ý nghĩa lớn trong gìn giữ và bảo vệ mơi trường, an sinh xã hội.

Theo nguồn vốn, chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, người dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất so với các chủ thể khác trong nông nghiệp về mặt kinh tế, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các ngành trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn cịn nhiều khó khăn.

Mặc dù chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội, đặc biệt là bảo vệ, gìn giữ mơi trường.

Kết quả phân tích cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa GDP, vốn đầu tư phát triển, lao động và tổng năng suất các nhân tố tỉnh Cà Mau, lĩnh vực nơng nghiệp, nhóm ngành nông lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan chặt chẽ, cho thấy vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản chưa đúng mức vốn nhu cầu.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho thấy:

Những yếu kém trong quy mô, tăng trưởng và bất hợp lý về cơ cấu nguồn vốn, theo ngành của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau về mặt kinh tế chưa cao.

Tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt mức thấp và giảm mạnh giai đoạn 2006- 2013 làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, một nguyên nhân cơ bản là chưa tập trung nguồn lực so với các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ khác.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Cà Mau thường xảy ra mưa, xảy ra tình trạng ngập úng, làm cho nhu cầu đầu tư hạ tầng nông nghiệp rất lớn, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Nguồn nhân lực, khoa học trong nơng nghiệp của tỉnh Cà Mau cịn thiếu và yếu, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh nhưng vẫn cịn thấp cùng với hạ tầng nơng nghiệp yếu kém, điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.

Điều kiện kinh tế tỉnh Cà Mau cịn nhiều khó khăn, quy mơ nền kinh tế nhỏ, đời sống người dân khó khăn, thu nhập người lao động trong nơng nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Phân tích chính sách vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp Cà Mau cho thấy chưa có chính sách chung mà được ban hành rải rác ở nhiều văn bản, chưa có kế hoạch vốn đầu tư trung hạn, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển nơng nghiệp khơng khả thi, do chưa tương thích với cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp,…thực hiện các dự án đầu tư cho phát triển nơng nghiệp là một q trình dài, hồ sơ thủ tục đầu tư phức tạp.

Luận văn đã đánhgiá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứcvà định hướng chiến lược hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Cà Mau, đồng thời định hướng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn tới, trong đó xác định xu hướng biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)