Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sơng Cửu Long, được hình thành là kết quả của quá trình bồi tụ phù sa sơng Cửu Long. Hai dịng hải lưu ở biển Đơng và vịnh Thái Lan đón nhận phù sa của sơng Cửu Long bồi đắp dần theo năm tháng, tạo nên một vùng đất mầu mỡ, đồng thời đây cũng là nơi quan trọng để tôm cá và các sinh vật biển sinh sản và phát triển, tạo ra ngư trường lý tưởng ở biển Cà Mau.
Như vậy, về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh có lợi thế so sánh so với một số tỉnh khác trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; nếu được khai thác, phát huy đúng mức thì các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh là một thế mạnh quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, mức phát huy còn hạn chế, mới chủ yếu là khai thác các điều kiện tại chỗ như phát triển khai thác chế biến thủy hải sản, triển khai dự án Cụm khí điện đạm Cà Mau, triển khai một số dự án du lịch sinh thái, mà chưa phát huy được yếu tố liên kết vùng do kết cấu hạ tầng kết nối chưa đồng bộ.
Cơ cấu dân số chuyển dịch dần từ nông thôn ra thành thị từ 26,14% năm 1991 lên 48,35% năm 2013 (phụ lục 10). Lực lượng lao động ở nông thôn thường tay nghề thấp, chịu ảnh hưởng của mùa vụ sản xuất nông nghiệp, thợ xây dựng không chuyên, vừa làm nông nghiệp, vừa xây dựng đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi cơng các cơng trình làm giảm hiệu quảvốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Số lượng lao độngtồn tỉnh tăng bình qn hàng năm giai đoạn 1991-2013 là 2,1% đạt 592 nghìn người năm 2013. Khác với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ,số lượng lao động trong lĩnh nông nghiệp giảm (giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2013 là 0,4%) (phụ lục 11). Cơ cấu lao độngchuyển dịch theo hướng cùng chiều với GDP tức là giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụnhưng tốc độ chậm (44,6% năm 2001 xuống 32,6% 2013). Lao động dịch vụ từ 28,5% năm 2001 lên 37,4% 2013. Lao động công nghiệp từ 26,5% 2001 lên 27,8% năm 2013 (hình 3.1).
Hình 3.1. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Cà Mau
Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
Cùng với cả nước, tỉnh đã nỗ lực trong việc đào tạo nghề cho người lao động, nhờ vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy vẫn còn thấp nhưng tăng khá nhanh
từ6,5% năm 1995 lên 51,5% năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đàotạo thấp hơn nhiều (chỉ 23,5% năm 2010), do lực lượng này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn.
Đời sống người dân Cà Mau cịn nhiều khó khăn nhất là khu vực nơng thơn, hải đảo, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cần ưu tiên đầu tư khu vực này.
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Cà Mau khá cao nhưng quy mô GDP của tỉnh vẫn còn thấp. Cơ cấu GDP tỉnh Cà Mau chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 38,5% năm 1991 xuống còn 12,8% năm 2013), tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm giai đoạn 1991-2013 nhóm ngành nơng lâm nghiệp đạt thấp (0,8%), ngành thuỷ sản tăng cao giai đoạn 1991-1995 (18,8%/năm) nhưng giai đoạn 2006- 2010 chỉ đạt 2,1% (hình 3.2). ĐVT: Tỷ đồng
Hình 3.2. Giá trị (giá cố định 1994) và cơ cấu GDP Cà Mau 1991-2013
Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp thấp hơn nhiều các lĩnh vực khác và có xu hướng giảm dần, một số năm tăng giảm đột biến do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh cho thấy sự phát triển không bền vững (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tỉnh Cà Mau 1991-2013 ĐVT: % Chỉ tiêu 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2013 1991- 2000 2001- 2010 1991- 2013 Tăng trưởng GDP 9,1 6,4 9,7 12,2 8,9 7,6 10,9 9,4 Tăng trưởng GDP công nghiệp 14,7 9,8 15,2 15,7 7,8 11,9 15,4 12,9 Tăng trưởng GDP dịch vụ 12,6 7,2 8,4 12,5 11,7 9,6 10,4 10,3 Tăng trưởng GDP
nông lâm thủy sản
1,7 1,7 4,3 2,3 1,6 1,7 3,3 1,7 Tăng GDP nhóm ngành nơng lâm 0,0 -0,1 1,9 2,3 -0,1 -0,1 2,1 0,9 Tăng trưởng GDP thủy sản 18,4 11,0 12,5 2,3 5,6 14,3 7,3 9,8
Nguồn: Từ cơ sở dữ liệu Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau.
GDP bình quân lao động tăng tương đối nhanh trong cả giai đoạn nhưng giá trị vẫn đạt mức thấp đến cuối 2013 (59,46 triệu đồng).