Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp của dự án

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)

3 Nguồn vốn đầu tư cho

3.4.2. Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp của dự án

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất giống tại Trại Giống Nông nghiệp Khánh Lâm với tổng vốn đầu tư là 63,324 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư: 49,494 tỷ đồng, vốn địa phương: 13,830 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2006 – 2010 (trong đó đầu tư cho nơng nghiệp là: 55,824 tỷ đồng, lâm nghiệp: 3,5 tỷ đồng, thủy sản: 4,0 tỷ đồng). Đầu tư đào nạo vét kênh, san bằng mặt ruộng, xây dựng nhà kho, nhà sấy lúa, nhà sản xuất giống thủy sản, nhà nuôi

cấy mô, nhà lưới ươm cây giống, đường nội bộ, thiết bị phục vụ sản xuất lúa giống (hệ thống lò sấy lúa, máy sàn lọc lúa giống, máy kéo lúa, máy cày, máy gặt đập liên hợp, pallet nhựa), cây đầu dòng, máy bơm di động chữa cháy, tập huấn khảo nghiệm giống lúa, mơ hình sản xuất giống lúa ngun chủng, xác nhận, chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô, sản xuất tràm giống, sản xuất tơm càng xanh tồn đực, sản xuất cá giống (trê, rơ, lóc)....

Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng các cơng nghệ mới trong sản xuất giống, mơ hình sản xuất, kỹ thuật sản xuất và bảo quản chế biến đối với cây lúa, cây lâm nghiệp và giống thủy sản nước ngọt (cá đồng). Bảo tồn và phát triển nguồn giống sinh sản tự nhiên, các loài cá bản địa, đảm bảo tài nguyên động vật, thực vật hoang dã và thuỷ sản phát triển bền vững. Qua 5 năm thực hiện kết quả mang lại như sau:

3.4.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế dự án mang lại

Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệptrên GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp: Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so

với GDP nông nghiệp là 54,5% (bảng 3.7), như vậy muốn thu được một đồng GDP nơng nghiệp thì phải bỏ ra 0,545 đồng vốn đầu tư, điều này cho thấy đầu tư cho phát triển nông nghiệp vẫn hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả hơn khi so với tổng nền kinh tế là 58,2%. Thực tế dự án cho thấy vốn đầu tư cho nông, lâm (chiếm 88%) là rất cao so với thủy sản (chiếm 12%) trong khi tỉnh Cà Mau lấy ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

3.4.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt xã hội của dự án

* Năng suất lao động:

Khi dự án triển khai tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống, sản xuất tơm càng xanh tồn đực, canh tác tràm dẫn đến năng suất lao động lĩnh vực nông lâm tăng từ 2.618 ngàn đồng/người (trước khi có dự án) lên 3.040 ngàn đồng/người (khi có dự án đầu tư). Tương tự năng suất lao động lĩnh vực thủy sản sau khi được dự án đầu

tư thì tăng từ 4.139 ngàn đồng/người lên 5.415 ngàn đồng/người (bảng 3.8). Như vậy, khi được đào tạo một lao động nông lâm chỉ tăng thêm năng suất là 16,1%, nhưng ngành thủy sản khi được đào tạo năng suất tăng thêm cao gần gấp đôi ngành nông lâm: 30,8%. Điều này cho thấy lực lượng lao động ngành thủy sản khi được đầu tư đào tạo thì hiệu quả hơn ngành nơng lâm. Đây chính là hiệu quả đầu tư của dự án góp phân làm tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 – 2010.

* Số việc làm tạo mới do dự án mang lại

Dự án đã tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống, sản xuất tôm càng xanh tồn đực, canh tác tràm cho 84,5 ngàn người góp phần làm gia tăng số việc làm mới cho lao động nơng nghiệp tồn tỉnh là 128,6 ngàn chỗ (trong đó nhóm nơng, lâm: 118,2 ngàn chỗ, thủy sản: 10,4 ngàn chỗ) tăng 2% số việc làm mới so với giai đoạn trước khi có dự án là 126,2 ngàn chỗ. Điều này cho thấy dự án góp phần gia tăng việc làm mới cho lao động nông nghiệp.

* Số lao động được đào tạo

Dự án đã đào tạo được 85 ngàn người, đã góp phần đào tạo số lao động tăng thêm 2% so với giai đoạn trước khi có dự án (3.9). Kết quả cho thấy dự án mang lại hiệu quả được thể hiện qua chất lượng lao động nông nghiệp được nâng cao, lao động qua đào tạo tìm được việc làm mới đạt 99,4%.

* Số lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hộicủa dự án

Hàng năm khuyến cáo từ 2- 3 giống lúa mới đưa vào cơ cấu giống lúa; Sản xuất nhân giống cấp siêu nguyên chủng, sản lượng 2- 4 tấn/năm, đáp ứng 80% nhu cầu lúa giống siêu nguyên chủng trong tỉnh; Sản xuất 200- 250 tấn lúa giống cấp nguyên chủng, đáp ứng 40- 50% nhu cầu giống nguyên chủng để nhân giống cấp xác nhận; Sản xuất 400- 500 tấn lúa giống cấp xác nhận, đáp ứng 15- 20% nhu cầu lúa giống, góp phân tăng năng suất lúa từ 3,97 tấn/ha lên 4,17 tấn/ha; Sản xuất giống cây lâm nghiệp, số lượng 43 triệu cây/năm, đáp ứng 20- 30% nhu cầu; Sản xuất 1- 2 triệu con cá giống mỗi năm. Bảo tồn được nguồn cá giống tự nhiên.

3.4.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường của dự án

* Mức vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp trong cơng tác phịng, chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ mơi trường sinh thái, nguồn nước, khơng khí (ngăn chặn ngập mặn, trồng rừng, xử lý ô nhiễm môi trường) của dự án

Dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội.

* Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới dự án mang lại

Dự án sản xuất giống cây lâm nghiệp, số lượng 43 triệu cây/năm tạo nguồn giống chất lượng cho công tác trồng rừng, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng diện tích trồng rừng tập trung từ 2.237 ha lên 2.514 ha (phụ lục 13), và diện tích đất có rừng che phủ tăng từ 100.387 ha lên 109.085 ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 49,0% lên 56,6%. Dự án đã góp phần phịng chống thiên tai, vừa cung cấp khơng khí, duy trì nguồn nước, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, ngồi ra dự án cịn mang lại lợi ích kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)