Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp Cà Mau theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 69 - 71)

3 Nguồn vốn đầu tư cho

3.4.3. Hiệu quảvốn đầu tư cho pháttriển nôngnghiệp Cà Mau theo nguồn vốn

nguồn vốn

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn nhà nước (ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng ưu đãi, ODA)

Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thực tế triển khai, nguồn vốnngân sách nhà nước đầu tư cho các cơng trình dự án khơng có khả năng thu hồi

vốn trực tiếp, các cơng trình phục vụ cơng cộng, các thành phần khác khơng tham gia. Theo xu hướng đó, các cơng trình đầu tư phát triển nơng nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước không mang lại hiệu quả kinh tế cho các chủ đầu tư, các cơng trình chủ yếu đầu tư hạ tầng nông nghiệp, như các cơng trình thuỷ lợi như kiên cố hoá kênh mương, xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đê kè, sông biển, hồ chứa, các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, thành lập, duy trì phát triển khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ như đã phân tích ở các phần

trước, không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, sạt lở, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học.

Vốn tín dụng ưu đãi trước đây đã hỗ trợ cho vay ưu đãi người dân thực hiện

chương trình đánh bắt xa bờ, nhưng ảnh hưởng nặng nề thiên tai năm 1999, làm nhiều người dân mất trắng, khơng có khả năng trả nợ, Nhà nước phải thực hiện chương trình miễn, giảm nợ, khơng có hiệu quả.

Từ đó đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi tập trung hỗ trợ cho các địa phương vay thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, trạm bơm, bê tông hố giao thơng nơng thơn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ni trồng thuỷ sản. Các chương trình này, khơng mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho chủ đầu tư, nhưng là hạ tầng chung phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất lâu dài.

Các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài tập trung đầu tư vào các cơng trình, dự án, chương trình giảm nghèo, phịng chống thiên tai, do vậy, khơng có hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhưng quan trọng về xã hội như xố đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực của người dân trong phát triển kinh tế-xã hội, phịng chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu, điển hình như dự án phát triển nơng thơn tổng hợp,….

Nhìn chung, các nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau (79,1% giai đoạn 2011-2013), nhưng chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng, phục vụ cơng cộng, phịng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Do vậy, không mang lại hiệu quả kinh tế, điều này là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp tỉnh Cà Mau về kinh tế, nhưng có ý nghĩa quan trọng cho bảo vệ, gìn giữ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học, đảm bảo an sinh xã hội.

Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn người dân và doanh nghiệp

Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp rất thấp (2%), do đã được đầu tư từ nguồn vốn nhà

nước như kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các trạm bơm, hỗ trợ đầu tư xây dựng các mơ hình sản xuất, đào tạo nghề, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn vốn người dân và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu ở ngành thuỷ sản (chiếm 24,4% vốn đầu tư cho phát triển thuỷ sản giai đoạn 2006- 2010) (như bảng 3.6). Điều này lý giải vì sao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của ngành thuỷ sản cao hơn ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nơng nghiệp như đã trình bày ở trên, kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế thấp, doanh nghiệp nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực hiện trong 3 năm (2002-2004)

do khơng hiệu quả, doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động nhưng bắt đầu thu hút vốn đầu tư lớn trở lại từ năm 2012 cho ngành thủy sản dẫn đến nguồn vốn FDI tăng mạnh chiếm 15,6%, với những ưu thế vượt trội về công nghệ, quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường, là tiềm năng hiệu quả cao như thực trạng đã phân tích xu hướng phát triển thủy sản.

Trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Cà Mau, nguồn vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn đạt mức thấp so với các lĩnh vực, các ngành của các lĩnh vực khác ngồi nơng nghiệp, chưa khai thác được tiềm năng, vị thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau. Các nguồn vốn nhà nước chỉ tập trung cho phát triển xã hội và môi trường, lại chiếm tỷ trọng chủ yếu, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế, cần quan tâm hơn về vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

3.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh cà mau (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)