Tỷ lệ sống sót của mô sẹo các giống nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập và chuyển gen nac2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Trang 59 - 61)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.3. Tỷ lệ sống sót của mô sẹo các giống nghiên cứu

Khả năng chịu mất nước của mô sẹo các giống lạc sau xử lý thổi khô được đánh giá thơng qua tỷ lệ sống sót của mơ sẹo sau thời gian cấy chuyển phục hồi 2 tuần. Kết quả về tỷ lệ sống sót của mơ sẹo được trình bày trong bảng 3.3.

Theo dõi khả năng phục hồi của mô sẹo sau xử lý thổi khô ở các ngưỡng thời gian 3, 6, 9h, sau thời gian phục hồi 2 tuần chúng tôi nhận thấy, những mô sẹo khơng có khả năng phục hồi, bị chết sau xử lý thổi khơ thường có màu nâu đen, khối mơ sần sùi. Với những mơ sẹo sống sót, quan sát khả năng phục hồi sau 3 ngày chúng tôi nhận thấy chúng sinh trưởng bình thường, khối mơ có màu vàng hơi xanh. Tỷ lệ sống sót của mơ sẹo các giống lạc sau xử lý bởi thổi khô là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu hạn của từng giống.

Có thể nhận thấy, tỷ lệ sống sót của mơ sẹo sau xử lý thổi khơ khi để nguyên cả khối mô cao hơn hẳn khi chia tách với các tỷ lệ khác nhau. Đa số các giống có tỷ lệ sống sót là 100% ở ngưỡng xử lý thổi khô 3h, 6h khi để nguyên cả khối mô sẹo. Từ kết quả xử lý mất nước mô sẹo cho thấy, tỷ lệ sống sót của mơ sẹo tỷ lệ nghịch với thời gian xử lý thổi khơ. Thời gian xử lý càng dài thì tỷ lệ sống sót của mơ sẹo càng giảm. Trong đó L12 là giống có tỷ lệ sống sót của mơ sẹo là lớn nhất ở hầu hết các ngưỡng xử lý (100%, 100%, 89,99%, tương ứng với thời gian thổi khô là 3, 6, 9h). TB25 là giống có tỷ lệ sống sót thấp nhất, ở ngưỡng 9h chỉ còn 40,63%.

L12 (95,83%), thấp nhất ở giống TB25 (35,71%) sau 3h thổi khô.

Khả năng phục hồi thấp quan sát thấy ở khối mô sẹo chia tách 1/4 và 1/8. Tỷ lệ sống sót thấp nhất 12,50% ở giống TB25 sau 9h thổi khô (chia tách 1/4) và 12,00% ở giống LVT sau 9h thổi khô (chia tách 1/8).

Bảng 3.3. Tỷ lệ mơ sẹo sống sót sau xử lý mất nước (%) (n=30)

Giống

Thời gian thổi khô

Cả khối mô sẹo Chia tách mơ sẹo – ½

3h 6h 9h 3h 6h 9h L20 100 100 85,71 ± 0,18 94,44 ± 0,24 70,00 ± 0,21 80,00 ± 0,26 MD7 100 100 77,14 ± 0,19 92,00 ± 0,31 68,75 ± 0,24 77,77 ± 0,18 L12 100 100 89,99 ± 0,11 95,83 ± 0,19 75,00 ± 0,33 88,24 ± 0,21 L14 100 98,55 ± 0,16 74,17 ± 0,37 88,33 ± 0,36 63,16 ± 0,13 73,00 ± 0,24 Sen lai 100 100 75,00 ± 0,23 89,47 ± 0,27 65,00 ± 0,20 75,00 ± 0,19 L08 100 96,88 ± 0,22 51,61 ± 0,16 83,33 ± 0,29 47,83 ± 0,11 50,00 ± 0,15 L15 100 86,21 ± 0,14 51,35 ± 0,27 73,33 ± 0,42 37,50 ± 0,28 41,18 ± 0,17 L16 100 100 89,02 ± 0,43 95,45 ± 0,28 74,22 ± 0,39 86,33 ± 0,23 LVT 90,91 ± 0,27 83,33 ± 0,35 43,75 ± 0,27 75,00 ± 0,13 35,29 ± 0,41 26,66 ± 0,31 TB25 90,48 ± 0,16 83,33 ± 0,29 40,63 ± 0,40 35,71 ± 0,26 23,08 ± 0,32 28,57 ± 0,30

Chia tách mơ sẹo – ¼ Chia tách mơ sẹo – 1/8

L20 59,38 ± 0,27 53,13 ± 0,14 50,00 ± 0,35 47,59 ± 0,29 35,71 ± 0,20 25,81 ± 0,24 MD7 57,14 ± 0,33 46,88 ± 0,15 46,25 ± 0,34 44,17 ± 0,18 34,38 ± 0,16 25,00 ± 0,12 L12 74,04 ± 0,10 66,67 ± 0,18 64,00 ± 0,25 52,78 ± 0,20 41,94 ± 0,21 29,03 ± 0,30 L14 50,00 ± 0,27 45,83 ± 0,11 41,67 ± 0,17 40,71 ± 0,27 25,33 ± 0,27 24,21 ± 0,35 Sen lai 50,00 ± 0,12 33,33 ± 0,26 41,94 ± 0,21 42,86 ± 0,21 26,08 ± 0,32 25,81 ± 0,23 L08 45,16 ± 0,29 36,67 ± 0,32 40,00 ± 0,23 37,04 ± 0,13 24,00 ± 0,30 20,00 ± 0,31 L15 42,11 ± 0,13 37,50 ± 0,17 36,67 ± 0,25 32,50 ± 0,15 19,35 ± 0,13 15,63 ± 0,23 L16 72,61 ± 0,10 64,00 ± 0,21 63,25 ± 0,13 50,83 ± 0,17 39,99 ± 0,25 31,03 ± 0,27 LVT 20,83 ± 0.18 27,27 ± 0,19 33,33 ± 0,34 29,17 ± 0,41 18,52 ± 0,31 12,00 ± 0,41 TB25 21,05 ± 0,21 31,82 ± 0,12 12,50 ± 0,27 17,39 ± 0,30 24,00 ± 0,22 12,50 ± 0,19

Khả năng giữ nước của mô sẹo các giống nghiên cứu sau xử lý bởi thổi khơ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của mơ sẹo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mơ sẹo của những giống có khả năng giữ nước tốt thường có tỷ lệ sống sót và khả năng tái sinh cao [9], [15]. Nhiều cơng trình đã cơng bố trên cây lạc, cây lúa cho thấy, khả năng chịu mất nước của mơ sẹo các giống nghiên cứu có sự khác nhau. Điều này liên quan đến khả năng chịu hạn của từng giống. Mô sẹo những giống có khả năng chịu mất nước, sống sót cao sau xử lý thì có khả năng chịu hạn tốt [9], [15].

* Nhận xét về khả năng chịu hạn ở giai đoạn mô sẹo

- Các giống lạc nghiên cứu đều có khả năng tạo mơ sẹo, L12 và L16 có khả năng tạo mô sẹo cao nhất (100 %), thấp nhất là LVT (69,56%).

- Khả năng sống sót của mơ sẹo sau xử lí thổi khơ khi để nguyên cả khối mô cao hơn so với mô sẹo chia tách theo các tỷ lệ khác nhau. Ở ngưỡng 3h tỷ lệ mơ sẹo sống sót cao hơn so với các ngưỡng xử lý cịn lại. Mơ sẹo giống L12 có khả năng sống sót cao nhất, mơ sẹo giống TB25 và LVT có khả năng sống sót thấp nhất.

- Khả năng chịu mất nước ở giai đoạn mơ sẹo sau xử lí bởi thổi khơ của các giống lạc nghiên cứu có sự khác biệt. Khả năng chịu mất nước tốt nhất quan sát thấy ở giống L12, thấp nhất ở giống TB25 và LVT.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập và chuyển gen nac2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Trang 59 - 61)