Phân nhóm các giống lạc theo khả năng chịu hạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập và chuyển gen nac2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Trang 65 - 68)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.3.Phân nhóm các giống lạc theo khả năng chịu hạn

Nhằm khảo sát mối liên quan giữa khả năng chịu hạn của các giống lạc nghiên cứu với các chỉ tiêu đánh giá ở mức độ mô sẹo và cây non (Khả năng chịu mất nước của mô sẹo, tỷ lệ sống sót của mô sẹo, chỉ số chịu hạn tương đối, hàm lượng proline), chúng tôi sử dụng phần mềm NTSYS pc để phân tích các chỉ tiêu này, kết quả được thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2. Biểu đồ hình cây của 10 giống lạc dựa trên các chỉ tiêu đành giá ở mức

độ mô sẹo và cây non (T – chịu hạn tốt, K – chịu hạn khá, Y – chịu hạn kém) Theo biểu đồ có thể chia 10 giống lạc nghiên cứu thành 3 nhóm:

Nhóm chịu hạn tốt gồm 2 giống: L12, L16

Nhóm chịu hạn khá gồm 4 giống: L20, MD7, L14, Sen lai Nhóm chịu hạn yếu gồm 4 giống: L08, L15, LVT, TB25

Hình 3.3. Một số hình ảnh trong xử lý hạn ở giai đoạn mơ sẹo và cây non

A. Mô sẹo sau 10 ngày nuôi cấy; B. Cả khối mô sẹo sau xử lý thổi khô trên môi trường phục hồi; C. 1/2 khối mô sẹo sau xử lý thổi khô trên môi trường phục hồi; D. 1/4 khối mô sẹo sau xử lý thổi khô trên môi trường phục hồi; E. 1/8 khối mô sẹo sau xử lý thổi khô trên môi trường phục hồi; F. Cây lạc trước khi xử lý hạn; G. Cây lạc sau khi xử lý hạn nhân tạo 5 ngày; H. Cây lạc sau khi xử lý hạn nhân tạo 5 ngày.

A B

C D

E F

Về tác động của hạn đến thực vật, nhiều nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tính chịu hạn của các đối tượng thực vật trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng hoặc trong điều kiện nhân tạo tại phịng thí nghiệm. Nhiều cây trồng như ngơ, lúa, đậu tương, lạc…đã được các nhà nghiên cứu đánh giá, khảo sát về đặc tính chịu hạn thơng qua các điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng [5], [10], [15]. Phương pháp được sử dụng là chủ động gây ra sự thiếu nước và tiến hành nghiên cứu phản ứng của các cơ thể thực vật trong điều kiện này. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của hạn và nâng cao tính chịu hạn ở cây trồng ở mức độ in vitro như ở lạc [14], khoai tây [67],… Khi chọn lọc tế bào chịu hạn, có thể tiến hành xử lý bằng cách trực tiếp thổi khô hoặc sử dụng các chất gây áp suất thẩm thấu cao như PEG (polyethylene glycol), manitol, sorbitol, saccharose…Các kết quả nghiên cứu ở điều kiện tự nhiên hoặc trong phịng thí nghiệm đã góp phần giải thích một phần cơ chế chịu hạn ở thực vật.

Những kết quả ban đầu về khả năng chịu hạn của các giống lạc nghiên cứu ở giai đoạn mô sẹo và cây non sẽ là cơ sở để tiến hành những nghiên cứu tiếp theo trên các giống lạc có khả năng phản ứng khác nhau trong tình trạng thiếu nước. Bên cạnh việc phản ứng về mặt hình thái và hóa sinh nhằm đối phó với tình trạng thiếu nước, một cơ chế vơ cùng quan trọng được kích hoạt nhằm đảm bảo hoạt động của tế bào và cơ thể thực vật là cơ chế phân tử của đặc tính chịu hạn. Đó là các gen trực tiếp hoặc các gen liên quan đến q trình điều hịa biểu hiện gen với các yếu tố bất lợi từ ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập và chuyển gen nac2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Trang 65 - 68)