Tỷ lệ hôi miệng và các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 90 - 91)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.1.2. Tỷ lệ hôi miệng và các yếu tố liên quan

4.1.2.1. Giới tính

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy rằng tỷ lệ hôi miệng ở nam là 57,8%, nữ là 42,2% trong đó tỷ lệ hơi miệng nặng ở nữ thấp hơn so với ở nam (15,8% và 23,1%), tuy nhiên sự khác biệt là khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tác giả Phạm Vũ Anh Thuỵ (2012) khi nghiên cứu trên 605 người thấy nam giới bị hôi miệng chiếm khoảng 50,8% [36]. Nghiên cứu của Phạm Nhật Quang (2012) cho thấy, tỷ lệ nam giới bị hôi miệng là 50% [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hôi miệng ở nam cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả này. Điều này có thể được giải thích là do sự khác nhau về lứa tuổi của các đối tượng nghiên cứu. Trong một nghiên cứu trên 381 sinh

viên bằng phương pháp phỏng vấn, Saniya Setia và cộng sự (2014) thấy có 58% nam và 40% nữ bị hôi miệng [76].

4.1.2.2. Tuổi

Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi có độ tuổi từ 21 - 22 là sinh viên năm thứ ba còn của Phạm Nhật Quang là sinh viên từ 21 - 26 tuổi [8]. Tác giả Phạm Vũ Anh Thuỵ chọn đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đến khám nha khoa có tuổi từ 18 đến 60. Nghiên cứu của tác giả JE Joda và cộng sự (2012) cho thấy, 51% nam giới bị hôi miệng trong độ tuổi từ 20 - 24 [66]. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi cả về tỷ lệ và lứa tuổi. Do nam giới không giữ VSRM tốt bằng nữ giới nên tỷ lệ hôi miệng ở nam giới cao hơn. Miyazaki và cộng sự đã tiến hành kiểm tra mùi hơi thở của 2672 người lứa tuổi từ 18 - 64 và kết luận rằng, khơng có sự khác biệt rõ ràng về VSCs giữa nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tác giả cũng đã nhận thấy mối liên quan giữa VSCs với tình trạng nha chu và mảng bám lưỡi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng hơi miệng có thể gây ra chủ yếu bởi mảng bám lưỡi ở người trẻ, còn ở người già thì ngun nhân chính là bệnh nha chu và mảng bám lưỡi. Tuổi càng cao càng là yếu tố nguy cơ làm tăng hôi miệng [77]. Theo một nghiên cứu trên 222 người Iran có chứng hơi miệng của Alireza Talebian thì nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới [78].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)