Thay đổi tình trạng mảng bámlưỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 105 - 107)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần, 01 tháng và 06 tháng thông qua các chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OH

4.4.2. Thay đổi tình trạng mảng bámlưỡ

Mảng bám lưỡi là nguyên nhân chính gây ra hơi miệng [98]. Nhiều tác giả đã kết luận rằng mảng bám lưỡi là một yếu tố quan trọng gây mùi hôi trong hơi thở của người trưởng thành, là nơi quan trọng trong sản xuất VSCs

[99]. Việc làm sạch mảng bám lưỡi sẽ làm giảm đáng kể tình trạng hơi miệng. Đã có nghiên cứu thấy rằng mảng bám lưỡi bao gồm xác các tế bào biểu mô, tế bào máu và vi khuẩn, hơn 100VK/1 tế bào ở mảng bám lưỡi so với hơn 25VK/1 tế bào biểu mô miệng [98].

Trong nghiên cứu này, khi đánh giá về sự thay đổi tình trạng mảng bám lưỡi ở nhóm can thiệp theo thời gian cho thấy rằng, tình trạng mảng bám lưỡi ở sinh viên đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực sau can thiệp (Bảng 3.17, Bảng 3.18, Bảng 3.19).

Trước can thiệp, hầu hết sinh viên có mảng bám lưỡi ở mức độ kém và trung bình, khơng có sinh viên nào khơng có MBL.

Sau can thiệp 1 tuần, tỷ lệ sinh viên có mảng bám lưỡi mức độ kém giảm xuống nhanh chóng cịn 3,3% ở nhóm CT và 12,2% ở nhóm chứng. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên có tình trạng MBL mức độ khá tăng lên đến 51,1% ở nhóm CT và 47,8% ở nhóm chứng (Bảng 3.17).

Sau 1 tháng can thiệp, tỷ lệ sinh viên khơng có mảng bám lưỡi đã lên đến 53,3%. Tỷ lệ sinh viên bị mảng bám lưỡi mức độ trung bình chỉ cịn 13,4% và khơng có sinh viên nào ở mức độ kém (Bảng 3.18)

Sau 6 tháng can thiệp, tỷ lệ sinh viên khơng có mảng bám lưỡi đã chiếm khoảng 2/3 (67,8%) ở nhóm CT và (52,2%) ở nhóm chứng. Sự thay đổi tình trạng MBL ở các mức độ đều có chỉ số hiệu quả cao (Bảng 3.19). Ở đây, nhóm kết quả có mức độ MBL trung bình và kém là những sinh viên đã khơng tn thủ chặt chẽ quy trình điều trị.

Y Cicek và cộng sự đã tiến hành can thiệp với 28 thanh niên bị hôi miệng (lứa tuổi trung bình là 16 ± 0,12). Tác giả nhận thấy việc kết hợp chải răng với chải lưỡi có tác dụng giảm pH ở lưỡi nhiều hơn so với chỉ chải răng đơn thuần [96]. Pedrazzi cũng nghiên cứu can thiệp trên 10 người (từ 20 - 50 tuổi) bằng phương pháp chải răng kết hợp với chải lưỡi và cũng đã kết luận

rằng, tình trạng vệ sinh răng miệng cũng như mảng bám lưỡi đã có sự cải thiện đáng kể [97].

Sự tích lũy mảng bám vi khuẩn trên lưỡi là yếu tố quan trọng trong việc gây ra hôi miệng ở người trẻ tuổi. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận rằng mức độ hôi miệng giảm một cách đáng kể sau khi làm sạch bề mặt lưỡi [87]. Như vậy, việc làm sạch lưỡi cần được chú ý đặc biệt trên người bị hôi miệng. Việc làm sạch lưỡi cần phải là một phần trong quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày [99].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba trường đại học y hà nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)